4.12.19


AI NGHE TIẾNG KHÓC CỦA MỘT THIÊN THẦN XẤU SỐ:
“MẸ ƠI CON CHẾT VÌ KHÔNG THỞ ĐƯỢC...”

Cả thế giới đang bàng hoàng về cái tin cảnh sát Anh Quốc phát hiện một chiếc xe tải chở 39 người muốn nhập cư bất hợp pháp vào nước này; đáng thương thay cả 39 nạn nhân này đã tử vong trong chiếc container đông lạnh. Rồi chúng ta cũng đọc được những dòng tin nhắn của một bạn trẻ có thể là một trong những nạn nhân xấu số, nhắn cho mẹ mình rằng: “Mẹ ơi con khó thở...”, "Con xin lỗi bố mẹ nhiều.” “Con sắp chết vì không thở được.”

“Mẹ ơi, con khó thở.... Con sắp chết vì không thở được.” Thật là đâu lòng. Chúng ta nghe tiếng kêu cứu từ một người con đang phải chịu một cái lạnh dưới âm 25 độ C. Chúng ta nghe tiếng kêu tuyệt vọng của một người con bị nhốt cùng với nhiều người xấu số khác trong không gian chật hẹp. Họ biết họ đang chết dần. Không có đường thoát. Họ có nhiều điều bắt công xảy đến với họ...

Tại sao lại như thế nhỉ? Tại sao họ lại phải ra đi? Tại sao họ lại phải rời khỏi Việt Nam, rời bỏ quê hương thân yêu của họ? Tại sao họ dám mạo hiểm đánh đổi tiền bạc và mạng sống của mình dễ dàng như vậy? Câu trả lời hình như thật đơn giản, đó là: Vì sống ở Việt Nam quá vất vả. Vì ở nhà không có tương lai. Vì họ muối thay đổi cuộc sống. Vì đã có nhiều người đi trước, thoát cảnh nguy hiểm và kiếm được nhiều tiền gửi về cho gia đình xây nhà cao, mua xe sang. Vì có nhiều lời chào mời ngọt ngào của các công ty môi giới. Và nhiều cái vì khác đếm không xuể...

“Mẹ ơi, con khó thở.... Con sắp chết vì không thở được.” Lời nhắn cuối cùng này giành cho ai? Ai sẽ nghe được tiếng kêu than này đây? Bạn có nghe tiếng khóc than đến bên đôi tai bạn không?

1. Tiếng khóc này giành cho những ai đã vượt biên, nay đã thành công, nay đang sống nới các nước tiên tiến, bạn đã có công ăn việc làm, hay đã có quốc tịch..., chúng ta khóc thương cho cô bé Trà My, nhưng chúng ta cũng hãy tạ ơn Chúa vì những ơn lành Ngài đã ban cho. Chúng ta hãy sống tiết chế, chuyên chăm làm việc, năng học hỏi những điều hay lẽ phải ở những đất nước bạn đang sống để bạn không chỉ làm giàu về kinh tế mà thăng tiến về mặt kiến thức và ý thức hệ.

2. Tiếng khóc này giành cho những ai có con, cháu đi làm ở xa, hãy lắng nghe tiếng khóc than cầu cứu của con mình, vì họ đang sống và làm việc trong những môi trường hết sức khó khăn và nguy hiểm. Chúng ta nên quan tâm và động viện họ nhiều hơn là lo chờ cho tới tháng mà nhắc họ gửi tiền về.

3. Tiếng khóc này giành cho những ai có chồng hoặc vợ đang làm việc ở xa. Hãy dùng nhiều thời gian mà cầu nguyện cho chồng hay cho vợ của mình, vì thực tế khi chồng hoặc vợ của mình kiếm được đồng tiền ở nước ngoài, thì họ không có thời gian đi lễ hay đọc kinh hàng ngày. Bạn ở nhà cũng hãy chăm chỉ chăm nuôi, dạy dỗ con cái và chăm sóc gia đình, đừng lấy đồng tiền gia đình mình kiếm được mà tiêu xài lãng phí, đừng dùng thời gian rảnh rỗi của mình mà đi cặp bồ hay theo trai... Làm như vậy là bạn đang giết chết hạnh phúc gia đình mình đó.

4. Tiếng khóc này giành cho những ai làm công việc trong các công ty môi giới, hoặc những ai dắt mối đưa đường. Chúng ta dùng những lời đường ngọt để thuyết phục họ đăng ký đi theo “đường dây” của mình, chúng ta "cắt cổ" họ cả hàng trăm triệu đồng để chia phân chia cho nhau, nhưng trách nhiệm chúng ta ở đâu? Lương tâm của chúng ta có yên ổn khi chúng ta làm cho người khác phải “nghẹt thở” đến chết hay không? Hãy quan tâm đến chính những người lao động của mình và gia đình của họ nữa. Hãy dùng đồng tiền bạn kiếm được trên mồ hôi nước mắt của họ một cách chân chính và lương thiện.

5. Tiếng khóc giành cho những ai lãnh đạo đất nước. Chúng ta luôn luôn khoe khoang “đất nước chúng ta giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh...” Nhưng tại sao người lao động lại bỏ quê hương xứ sở, cha mẹ, người thân và bạn bè của mình mà ra đi? Thâm chí các vị lại rêu rao câu khẩu hiệu “xuất khẩu lao động là minh sách xây dựng đất nước” để thuyết phục họ ra đi? Tại sao chúng ta không lo tạo công ăn việc làm cho người lao động mà “đẩy” họ vào những vùng trời nguy hiểm như vậy, rồi chúng ta ngồi ở nhà mà tận hưởng những đồng tiền xương máu của họ. Tại sao chúng ta chỉ biết ven vớt cho cá nhân chúng ta mà lại quên lo cho người nghèo?

6. Và tiếng khóc này cũng giành cho những giáo xứ, giáo họ, những nơi đang hướng đến những người đi lao động này để xin tiền xây dựng các công trình hay mua sắm các thiết bị trong giáo xứ (Tôi suy nghĩ nhiều lắm mới dám viết ra lời này, xin quý vị đừng ném đá tôi). Với tư cách là một người làm việc ở nước ngoài lâu năm, tôi được gặp gỡ nhiều công nhân, họ chia sẻ với chúng tôi rằng, họ bị áp lực rất nhiều vì phải kiếm tiền cho gia đình vừa phải lo cho giáo xứ. Họ rất buồn, vì các linh mục và tu sĩ muốn có nhiều chuyến công du nước ngoài là để gặp gỡ và xin tiền chứ không chỉ muốn thăm và quan tâm họ. Thực ra, những ai đi xa, nhất là những người có đạo, họ rất biết lo cho gia đình và quê hương của mình. Họ đã làm tất cả để góp phần xây dựng quê hương và giáo xứ. Điều họ mong muốn là được các vị chủ chăn thăm hỏi, động viên và lắng nghe lời chia sẻ của họ. Điều họ muốn nhắn nhủ, đó là những người ở nhà cũng luôn biết tiết kiệm chi tiêu, nhất là trong các lời kinh và thánh lễ đừng quên cầu nguyện và động viên họ.

“Mẹ ơi, con khó thở.... Con sắp chết vì không thở được.” Sẽ có những ai nghe được tiếng kêu cứu của những tâm hồn mỏng giòn đang “bán” cả tuổi thanh xuân và mạng sống của mình nơi những chân trời xa xôi để lo cho quê hương xứ sở của mình nữa đây?

Tôi không thể nói nhiều hơn, mà chỉ cầu mong cho quê hương được bình yên phát triển. Tôi cũng cầu mong cho hạnh phúc của các gia đình luôn được nuôi dưỡng và chăm sóc. Tôi cũng cầu mong cho mạng sống và nhân phẩm của người Việt Nam luôn được đề cao, được tôn trọng và được bảo vệ.

Và cuối cùng, tôi cũng mong bạn đọc hiểu rằng tôi viết lên những điều này không phải để trách móc hoặc lên án một ai mà chỉ hy vọng sẽ không có một lời kêu van nào của những tâm hồn xấu số lại vang lên.

*** Xin chân thần cám ơn quý vị đã đón đọc. Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho những tâm hồn đau khổ.


Washington DC, ngày 26/10/2019

6.6.19

TÔI CÓ MỘT ĐIỀU ƯỚC: XÂY NHÀ HƯU DƯỠNG

Cuối khóa học Anh văn, thầy giáo ra đề thi như sau: “Hãy chia sẻ giấc mơ của bạn: điều quan trọng nào bạn muốn làm cho quê hương mình” (Dream: What is one important thing you want to do for your community?) Tôi không chần chừ mà nghĩ ngay đến ước mơ muốn xây một nhà dưỡng lão hoặc một trung tâm chăm sóc người già tại chính quê hương của mình trong tương lai.


Đức cha Phaolô, cha xứ Phanxicô cùng Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ Yên Thịnh thăm viến người cao niên, photo: Truyền Thông Yên Thịnh

Xây Nhà Hưu Dưỡng, Tại Sao?
Vâng, lý do vì sao tôi lại muốn xây nhà hưu dưỡng cho người già trên chính quê hương của mình? Câu trả lời, đó là lúc mới chịu chức, tôi về quê dâng lễ tạ ơn nơi Giáo xứ Yên Thịnh, Giáo phận Vinh, thì được rất nhiều người đến chúc mừng, họ biếu tôi nhiều món quà có giá trị và tặng nhiều phong bì. Nhưng một hôm có hai cụ già tuổi chừng ngoài 80, là giáo dân trong giáo xứ tôi, tôi quen biết họ từ lâu, họ dắt nhau đến thăm tôi lúc buổi trưa trời nắng. Tôi hiểu rõ rằng hai cụ này một người nặng tai và người kia đôi con mắt bị mù.
Tôi rất vui khi ra tiếp hai bà, nhưng họ lại rất ngập ngừng và rụt rè khi đến gặp tôi. Tôi mời họ vào nhà khách, rót nước mời họ, rồi hỏi thăm về cuộc sống của họ cũng như về con cháu của họ. Sau đó hai bà trình bày rằng: “Thưa cha, xin cha thứ lỗi, vì hôm lễ tạ ơn của cha chúng con không tham dự được, lúc này già cả rồi đi đâu cũng phải làm phiền con cháu nên chúng con ở nhà hiệp ý cầu nguyện cho cha. Hôm nay chúng con biết cha đã rảnh việc hai bà đến đây, trước hết xin cha thứ lỗi, sau nữa để chúc mừng cha và bà cụ. Chúng con thật rất hạnh phúc khi quê hương chúng ta có thêm một tân linh mục... Rồi họ lấy một gói gì đó lận trong lưng quần ra, đặt lên bàn rồi nói tiếp: “Thưa cha, hai bà chỉ có chừng này xin mừng cha, xin cha nhận cho.”
Tôi vừa cảm động vừa lùng túng, vì thấy hai bà mừng tôi hai tờ 10,000 đồng nhăn nhó, chắc là đã tiết kiệm từ lâu. Ban đầu tôi chợt nghĩ muốn gửi lại số tiền đó cho hai bà nhưng sợ họ buồn, sợ làm tổn thương lòng chân thành của họ nên đành nhận. Sau đó tôi vào phòng lấy hai phần quà và hai tấm hình tôi chụp chung với Đức Tổng Giám Mục bên Đài Loan tặng cho hai cụ. Mặc dầu hai cụ không biết Đức Tổng Giám Mục đó là ai, mặc dầu hai con mắt của một cụ không thấy rõ, nhưng hai bà tỏ ra rất hạnh phúc. Tôi cảm thấy rất ngại vì bà cụ mắt mù cầm tấm hình lên, áp sát vào người, vuốt đi vuốt lại, rồi cứ hôn liên tiếp lên nó.
Khi nói chuyện được một lúc thì tôi thấy cái bao bì hai bà mang đến đặt nơi góc nhà cứ động đậy. Tôi hỏi cái gì trong đó, hai bà ngập ngừng trả lời: “Thưa cha, con ‘cúng’ cha con gà để bà cụ bồi dưỡng cho cha. Gà chính con nuôi đó, mong cha đừng chê.” Tôi lại chẳng biết nói gì, ngoài việc cảm ơn họ về sự đơn sơ và chân thành mà họ dành cho tôi.


(Tác giả thăm người cao niên trong một chuyến về quê năm 2015)

Sau khi được các bà tới thăm, tôi thầm nghĩ, mình phải làm điều gì đó để đền ơn họ, ngoài việc cố gắng trở thành một linh mục tốt để khỏi phủ lòng của họ, thì mình cần phải giành nhiều thời gian hơn để thăm viếng và động viên các cụ. Cũng trong dịp về quê tạ ơn lần này, tôi được mời đi xức dầu cho một số cụ già bệnh nặng trong giáo xứ. Tôi cảm thấy rất thương tâm vì họ phải sống trong những túp lều rất nhỏ bé và đầy mùi hôi hám. Có nhiều cụ già neo đơn không nơi nương tựa, và có những cụ già có con cái thành công, nhà cao cữa rộng nhưng lại để cho cha mẹ mình ở một mình trong những không gian chật hẹp. Một lần kia có một gia đình giải thích với tôi: “Không phải là chúng con không muốn mẹ ở trong nhà mới, nhưng vì mẹ già nên thường ‘t’ ra quần, chảy xuống cả nhà, nên phải cho mẹ ở nhà cũ, đỡ mùi hôi.”
Tôi không trách móc những người làm con, vì họ có những khó khăn riêng của mình. Nhưng trong lòng tôi lại thấy đau xót cho những cảnh đời đau khổ của các cụ. Tôi càng lo lắng cho phần rỗi linh hồn của họ nữa. Vì mỗi lần tôi đi thăm người già, họ đều nói với tôi rằng, xin cha cầu nguyện để Chúa cất họ đi, vì sống vậy khổ lắm, lại còn làm phiền người khác. Dẫu biết rằng sống chết thế nào là việc của Chúa, nhưng tôi thấy nhiều cụ già suốt đời họ sống rất tốt, siêng năng việc kinh hạt, nhất là rất chăm lo công việc phục vụ giáo xứ, nhưng khi về già, họ phải sống trong sự thiếu thốn trăm chiều, họ dễ sinh tính phàn nàn, có lúc lại khiến họ mất niềm tin vào Chúa, buồn phiền vì thiếu sự tôn trọng và chăm sóc của con cháu. Bởi thế họ dễ nghĩ tiêu cực, thậm chí dễ phạm tội mà không được ơn chết lành.

Kinh Nghiệm Từ Giáo Hội Đài Loan
Sau lễ tạ ơn, tôi trở về Đài Loan để bắt đầu công việc mục vụ. Tôi có bài sai đến phục vụ ở một giáo xứ có chương trình phục vụ trong nhiều nhà hưu dưỡng, tôi đã giành rất nhiều thời gian đi thăm viếng và chăm sóc người già. Về mặt sức khỏe thể lý, tâm lý và tôn giáo, tôi thấy họ đều được chăm sóc rất chu đáo, trong khi những cụ già ở quê hương tôi không được diễm phúc như vậy. Lòng ước mơ xây nhà hưu dưỡng, để giúp cho đời sống các cụ già nơi quê hương được cải thiện lại nổi dậy mạnh mẽ trong tim tôi. Tôi mong cho họ được chăm sóc đúng với nhân phẩm của một con người, tôi mong họ được vui sống và lạc quan khi tuổi đã về già, và tôi mong họ được bình yên để chuẩn bị tâm hồn nếu được Chúa thương gọi về.

Nhưng có lúc tôi nghĩ rằng, ước mơ này đơn thuần là một ước mơ viễn vông, có vẻ quá xa vời, hay chắc chắn còn lâu lắm nó mới trở thành hiện thực, vì tôi là một linh mục dòng đi truyền giáo nơi xa. Lúc này tôi chỉ biết cầu nguyện và chia sẻ ý tưởng của mình cho bạn bè và người thân của tôi. Tôi đã đề cập nhiều lần với cha xứ, quý sơ và giáo dân ở quê nhà. Hơn nữa mỗi lần về quê thăm gia đình tôi đều giành nhiều thời gian đi thăm viếng các cụ trong giáo xứ của mình. Tôi giật mình, có lần tôi xin ông trưởng Ban Hội Đồng Mục Vụ cung cấp cho tôi danh sách những cụ già tuổi từ 75 trở lên trong giáo xứ, tôi nhận được danh sách với con số lên đến trên 200 cụ. Như vậy số lượng người già trên 75 tuổi của giáo xứ chiếm gần 8% trong tổng số gần 2,600 giáo dân, chưa kể những người bệnh tật.

Thử Thắp Lên Một Ngọn Nến
Tôi nhớ lời của một triết gia nào đó nói rằng: “Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi nguyền rủa bóng đêm.” Bởi thế, những năm gần đây, cứ đến mùa hè tôi đều dẫn một nhóm sinh viên và giáo viên từ Đài Loan về quê làm việc tình nguyện. Công việc tình nguyện chủ yếu là sinh hoạt và chăm sóc trẻ em khuyết tật và mồ côi tại Dòng Bác Ái Vinh. Mặc dầu thời gian làm việc chỉ có 8 ngày, nhưng chúng tôi vẫn giành một ngày để đi thăm và phục vụ người già.


(Cha xứ chuẩn bị phát quà cho người cao niên trong giáo xứ, photo: Truyền Thông Yên Thịnh)

Chúng tôi làm việc chung với các bạn trẻ của giáo xứ. Để cho công việc đạt hiệu quả, chúng tôi chọn ra khoảng 30 bạn, kết hợp với các bạn trẻ Đài Loan, chia nhiều nhóm nhỏ rồi đi vào thăm các cụ già có hoàn cảnh hết sức đặc biệt theo danh sách Hội Đồng Mục Vụ trao cho. Công việc chúng tôi làm hết sức đơn giản, đó là thăm hỏi, trò chuyện, thiết kế một ít trò chơi đơn giản để các cụ tham gia, nhằm giúp các cụ phản ứng linh hoạt. Các hình thức sinh hoạt này chủ yếu tạo niềm vui cho các cụ, để các cụ quên đi nỗi đau bệnh tật và bớt đi sự cô đơn. Chúng tôi cũng làm vệ sinh, quét nhà, massage, cắt tóc hay bấm sửa móng tay cho họ. Và cuối cùng chúng tôi tặng các cụ một số tiền nhỏ, số tiền này đến từ phụ huynh các sinh viên Đài Loan. Thành quả gặt hái được đó là các cụ rất vui mừng và cảm động vì được sự quan tâm. Riêng các bạn trẻ, họ cũng hiểu được nhiều và cảm thông với những vất vả của các cụ. Qua đó các bạn trẻ càng biết trân quý hơn những gì mà họ đang có.

Để Ngọn Lửa Tình Yên Tiếp Tục Được Lan Rộng
Ngọn lửa tình thương này tiếp tục được đốt lên, vì những năm gần đây các bạn trẻ trong các hội đoàn của giáo xứ tiếp tục những công việc phục vụ này. Họ không có kinh phí nên họ cùng nhau đi nhặt “ve chai” bán để lấy tiền mua gạo, mua thực phẩm rồi nấu cháo để tới từng nhà các cụ già chia sẻ “bát cháo tình thương” cho các cụ. Khi nhận được bát cháo nóng, tấm lòng các cụ cảm thấy ấm áp và phấn khởi nhiều hơn. Ngoài các bạn trẻ ra, cha xứ và các hội đoàn trong giáo xứ cũng thăm viếng các cụ vào những dịp đặc biệt trong năm, có khi các ngài quên góp kinh phí để mua chăn và áo ấm tặng các cụ vào những dịp mùa đông.


(Cáo bạn trẻ chia sẻ bát cháu tình thương cho người cao niên trong giáo xứ, photo: Truyền Thông Yên Thịnh)

Không biết bao giờ Chúa mới thương đón nhận điều ước của tôi, hay không biết cho đến bao giờ ước mơ của tôi mới thành hiện thực. Ước chi sẽ một vài hội dòng nào đó nhận thấy ý tưởng của tôi là xứng đáng, là tốt đẹp để họ hưởng ứng và về trên quê hương tôi để xây một nhà hưu dưỡng, hoặc xây một trung tâm nào đó dùng để chăm sóc hoặc tổ chức sinh hoạt dành cho người già vào ban ngày giống như hình thức chăm sóc trẻ mẫu giáo, buổi sáng tiếp đón họ, tạo cho họ có dịp sinh hoạt, gặp gỡ nhau, đến chiều con cháu đến đón họ về nhà. Để ý tưởng này được thực hiện, tôi mong anh chị em hãy cùng với tôi tiếp tục kiên trì cầu nguyện và chờ đợi thời khắc thích hợp như thánh ý của Chúa.


(Hội Mân Côi Giáo xứ thăm và phát quà cho người cao niên, photo:Truyền Thông Yên Thịnh)

Lạy Chúa, nếu Chúa muốn, xin hãy thực hiện một điều kỳ diệu trên quê hương con, để Danh Chúa được cả sáng trong những tâm hồn đang khát khao Chúa và khao khát tình thương.

Washington DC, ngày 04 tháng 06, năm 2019.
Lm. Antôn Phạm Trọng Quang, SVD


Bài viết đăng trên Vietcatholic
http://www.vietcatholic.net/News/Html/250787.htm

23.5.19

ĐỨC MẸ ĐƯỜNG CAO TỐC, ĐIỀU GÌ ĐẶC BIỆT?


ĐỨC MẸ ĐƯỜNG CAO TỐC, ĐIỀU GÌ ĐẶC BIỆT?

Chiều Chúa Nhật thứ Năm Phục Sinh, chúng tôi gồm 3 anh em linh mục trong Dòng Ngôi Lời lái xe từ thủ đô Washington DC đi tới tiểu bang New Jersey của Hoa Kỳ để chuẩn bị tham dự tuần tĩnh tâm năm với anh em trong tỉnh Dòng. Khi đi trên đường I-95, gần hết địa phận của tiểu bang Maryland, thì chúng tôi thấy bên tay phải đường cao tốc có một bức tượng Đức Mẹ màu trắng, dưới chân bức tượng có dòng chữ viết là: “Our Lady of Highways,” nếu dịch sát nghĩa là: “Đức Mẹ Các Đường Cao Tốc.”

Tôi rất ngạc nhiên về cái tên này, vì thông thường chúng ta quen thuộc với những cái tên như là Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Mẹ Guadalupe, hay Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Trà Kiệu vân vân. Và mỗi cái tên này được gắn liền với tên địa danh nơi Đức Mẹ hiện ra, còn đây cái tên “Đức Mẹ Đường Cao Tốc” nghe rất khác: chẳng lẽ Đức Mẹ đã từng hiện ra trên đường cao tốc sao? Tôi thắc mắc và cha Phelim, người cầm tay lái ngày hôm đó nói rằng, Đức Mẹ Đường Cao Tốc chắc có ý nói là Đức Mẹ của khách lữ hành, hay Đức Mẹ bảo hộ những ai lái xe trên đường cao tốc!

Nguồn Gốc Đức Mẹ Đường Cao Tốc

Vâng, tôi lấy điện thoại, lên mạng “google” xem gốc tích của Đức Mẹ Đường Cao Tốc như thế nào. Thật thú vị, như lời cha Phelim nói, Our Lady of Highways là Đức Mẹ bảo vệ những người lữ hành. Nguồn gốc của câu chuyện được ghi lại trong nhiều bài báo mà tôi đã rất dễ tìm thấy trên trang google.

Chuyện xẩy ra vào sáng ngày 2 tháng 10 năm 1968 trên đoạn đường I-95, gần cuối bang Mayland, khi thời tiết xấu, sương mù làm các tài xế mất tầm quan sát nên đã xảy ra cuộc đụng xe liên hoàn. Khi các tu sĩ Dòng Lasan, đang ở trong cộng đoàn gần đó, nghe tiếng đụng mạnh và rồi nhiều lời kêu cứu từ phía ngoài đường cao tốc. Các thầy chạy ra, kinh hoàng thấy 17 chiếc xe chồng chít đè lên nhau, họ nhanh tay cứu giúp, lấy cưa cắt cữa xe để giải cứu những người mắc kẹt trong các xe, băng bó vết thương cho họ trước khi xe cấp cứu tới đưa họ đi bệnh viện.

Và thật chẳng may vụ tai nạn này đã cướp đi 3 sinh mạng của những người trên xe. Rồi đến năm 1972, nhiều người đã quyên góp để các tu huynh dòng Lassan mua một bức tượng Đức Mẹ cao 6 feet (khoảng hơn 1,8 m) và đặt trong khuôn viên nhà dòng, khôn mặt Đức Mẹ hướng ra đường cao tốc. Các tu huynh muốn đặt bức tượng ở đây là để tưởng niệm các nạn nhân đã qua đời cũng như muốn các tài xế lúc lái xe qua đoạn đường này biết hướng lên Đức Mẹ để xin Mẹ cầu bầu và bảo vệ cho chuyến đi được an toàn.

Sự Thật Được Ứng Nghiệm

Khi cha Phelim đang chăm chú lái xe, tôi lại lo say sưa đọc thông tin, thì bỗng nhiên tôi nghe tiếng thắng xe của chiếc chạy phía trước: ...kít.... một tiếng rít nghe rất kinh hoàng. Tôi ngẩng đầu lên thấy chiếc xe phía trước đang chao đảo, xe chúng tôi cũng như nghiêng một bên. Vì chiếc xe chạy trước chỉ cách khoảng 30 m, đột nhiên giảm tốc độ, nên cha Phelim chỉ biết lấy hết bình tĩnh, giảm tốc độ xe và đồng thời lách qua làn xe ở giữa. Thật khủng khiếp, tốc độ lúc này khoảng 110 km/giờ (gần 70 miles). Chiếc xe chạy phía sau xe chúng tôi cũng áp sát rất gần, họ đánh vô lăng lách qua làn đường bên phải. May thay không có chiếc xe nào chạy làn đường bên đó.

Tôi không biết chuyện gì xảy ra, đột nhiên nghe tiếng “bùng”, và thấy một con hươu rừng bay bổng lên cao rồi rớt xuống bên trái làn đường. Con hươu từ đường bên kia băng qua hàng rào và bị chiếc xe trước đâm mạnh, chắc nó chết tại chỗ, vì máu con hươu còn văng sang cả kính xe chúng tôi. Một linh mục người Indonisia ngồi hàng ghế phía sau đang ngủ cũng giật mình bật dậy, hỏi chuyện gì vậy? Cha Phelim thốt lên: ĐỨC MẸ ĐÃ CỨU CHÚNG TA! Tôi như đứng tim, tự hỏi mình sao linh thế? Rồi lập tức làm dấu thánh giá tạ ơn Chúa và Đức Mẹ đã cứu chúng tôi thoát chết trong gang tấc. Chúng tôi được bàn tay của Đức Mẹ bảo vệ thật rõ mười mươi. Chút xíu nữa là một tai nạn thảm khốc đã xảy ra, và không biết hậu quả sẽ ra thế nào.

Tạ Ơn Đức Mẹ

Bạn thân mến, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm “chết sống lại” này để anh chị em cùng tạ ơn với chúng tôi. Cuộc sống của chúng ta thật là mỏng manh, vì thế chúng ta hãy tạ ơn Chúa, vì món quà sự sống mà Ngài đã ban cho chúng ta. Chúa cho chúng ta còn sống ngày nào thì chúng ta luôn dâng lên Ngài lời tạ ơn. Hơn nữa tôi mong mọi người luôn biết cầu nguyện cho người lữ lành, những ai đang đi máy bay, đi tàu, đi xe, lái xe, đi xa máy hay đi bộ luôn được an toàn. Nhất là mỗi khi chúng ta bắt đầu cuộc hành trình, hãy làm dấu thánh giá rồi cầu nguyện xin Chúa cho hành trình của chúng ta được bình an.

Có nhiều cách thức để chúng ta cầu nguyện, nhưng trong bài viết này tôi xin giới thiệu với bạn lời nguyện mà tôi tìm được trên trang mạng của Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Đường Cao Tốc. Nội dung cầu nguyện như sau:

Prayer to Our Lady of the Highways

O Lady of the Highway, 
be with us on our journey, 
for all your ways are beautiful 
and all your paths are peace.  

O God, who with unspeakable providence
does rule and govern the world,
grant unto us, your servants, 
through the intercessions 
of our watchful mother, 
to be protected from all danger 
and brought safely to the end of our journey.  
Amen

Tạm dịch là:

Lạy Mẹ là Mẹ của những khách lữ hành,
Xin đồng hành với chúng con trong suốt hành trình,
Vì con đường Mẹ đi thật là xinh đẹp,
Lối mòn Mẹ qua đầy sự bình an.

Ôi lạy Chúa!
Là Đấng âm thầm bảo vệ và hướng dẫn chúng con
Xin sai tôi tớ của Ngài là Đức Maria đến,
để nhờ lời bầu và sự coi sóc của Mẹ,
chúng con được bảo vệ khỏi mọi hiểm nguy,
cho đến kết thúc hành trình luôn được bình an. Amen.


Linh mục Antôn Pham Trọng Quang, SVD
New Jersey, ngày 21 tháng 5 năm 2019

http://www.vietcatholic.net/News/Html/250559.htm




20.5.19

The Role of Spirituality in Hospice Care


The Role of Spirituality in Hospice Care[1]

I.             Abstract
This paper is a discussion of the meaning of spirituality in hospice care. It presents a basic understanding of the concept of death, hospice care, and the reaction of patients and their families to a terminal illness such as cancer. The paper describes what amounts to an interdisciplinary team effort that for the care of terminally ill patients and their families. It particularly focuses on how spiritual care can provide an empathetic presence, and how prayer and hope work together to encourage patients to positively confront their illnesses and to reduce burdens on their loved ones.
II.          Keywords: Hospice care, mental pain, spiritual care, accompany.
III.       Introduction
During my period of theological studies, I attended the Clinical Pastoral Education (CPE) course at the Mackey Christian Hospital in Taipei. The aim of the course was to offer training for people who provide pastoral care in hospice or medical organizations. The course involved a total of four hundred hours which included discussing medical and pastoral issues, developing religious and psychological knowledge of terminal illness, and training in counseling skills to talk with patients and their families. Through many seminars and practical coaching activities, I studied how to work with doctors, nurses, social workers, and volunteers to take care of cancer patients and their families.
Entering sickrooms to visit patients and talk with them is a great challenge because the patients who receive treatment for terminal cancer are confronting death. Since the emotions of the patients change very fast, and their families are affected seriously, caregivers need to talk with them very carefully, being mindful not to say wrong words that can hurt anyone. Indeed, CPE is an ideal program for a pastoral minister to learn how to better cooperate with doctors, nurses and other staff members to accompany patients and their families, to pray with and for them, and to give patients mental and spiritual support when they face pain and death.
Thanks to my practical and academic experience, I reached the conclusion that spirituality and a concern for the spiritual play a very important role in hospice care. This also motivated me to do research on hospice care. While medical care can provide physical services, spirituality provides psychological and mental support to the patients and their families. Certainly, spiritual care may not directly help the patients recover their physical health. It can however provide patients and their families with the chance to find peace in their minds and souls.
IV.       Hospice and the definition of dying
Generally, while discussing hospice care, most people directly think about death. They may also consider hospice as a place where terminally ill patients wait for death, there being "no treatment" for their illness. So, what is death? Death is always a tough topic that people try to avoid talking about. And yet, no one can escape from death. "All living things die.”[2] In fact, people should not avoid discussing this critical issue. They should take death seriously, and do their best to understand and to have right concepts of death and its meaning. Furthermore, ideally, hospice care should help others understand that death is a very important part of their lives. Hence, this essay will try to explain death in the context of hospice care, particularly focusing on reactions to dying on the part of patients and members of their families as well. This can help reduce their fear of death, adjust their idea of death, and confront dying peacefully.
It is necessary to come back to the question of “what is death?” Death does not just happen for human beings, but for all living things in the world. All that lives in this world eventually must die, even if living things do not exactly know when they die. Puchalski Christina writes that “death is integral to the human mystery.”[3] It is obvious that no matter if a person is young, old, rich, or poor, he or she will die. Then why people must die and “what happen to them after death are questions that have no empirical answers.”[4] In order to have some suitable answers to the mystery of death, people certainly need to come back to the aspect of religion. In this way they will obviously see that the practice of the rituals of praying for the dead, burying the dead, and commemorating the dead may day by day express that death is not an ending, and actually there is a connection between dying and living. Religious rituals also reveal ideas of rebirth and/or the hope for life after death.
Although people normally connect ritual practices with religion, they surely know that ritual practices are related to cultural values and human relationships as well. Christian Puchalski expresses:
For many communities, death is something seen every day and the health of the community depends on how the village comes together to acknowledge and grieve as a whole. One can say that deep down we know how to care for each other in these moments, because we have been doing it for a very long time.[5]
In fact, death is a very important part of human life, not only for an individual but also for family and community members. As a result, fear of death, understanding of death, confrontation of death, and grief over death are needed for a patient and for a whole community as well.
A natural question we might ask is, what does the Bible say about death? According to the Book of Genesis, people at the beginning of time had a good relationship with God. Since their ancestors Adam and Eve committed original sin, however, God punishes all of the human race. He says, “By the sweat of your face will you earn your food, until you return to the ground, as you were taken from it. For dust you are and to dust you shall return.”[6] Certainly, the Bible says that death is a punishment from God because of "the fall," which means everyone has to die. After death, there may also be a time of punishment that no one can escape. The Letter of James says: “As a body without a spirit is dead, so is faith without deeds.”[7] When people die, their bodies are buried, and their souls are judged. James: “Since human beings die only once, after which comes judgment.”[8] Adam sinned, and caused the entire human race to be sentenced to death. But the new Adam, Jesus Christ, can help humanity come out of the bondage of death. Whoever believes in Jesus and lives out his teachings will be saved, and share in eternal life in heaven with God and all the saints. On the contrary, whoever commits sin and is unwilling to keep his commandments will be punished in hell. However, God so loves humankind that he prepared a place called “purgatory,” for purification from lesser sins prior to entry into “paradise.”
Indeed, death is not the end, but a beginning of new life. Since human beings broke the law of God by eating the forbidden fruit, they must confront death. In other words, the flesh is made of dust, so the flesh must undergo physical death. The soul, however, is spiritual, so it belongs to heaven or to hell depending on how people live in this life. The Lord is the final judge, and punishes people for their sins, even as he offers a first step to reconciliation by the sending of his only Son to rescue them from death. Indeed, death is frightening and painful. Yet, faith in Jesus Christ says, death is not an end, but an opportunity to begin a new life with God in heaven.
V.          The Journey of Illness: the reactions of a patient who confronts pain
To deal with a terminal illness such as cancer, patients must face several challenges which become factors that are commonly associated with their demoralization, includingearly medical illness, multiple losses, abrupt and dramatic life changes, bodily disfigurement, chronic physical illness, multiple ineffective treatments, dysfunctional family dynamics, unmanaged counter transference on the part of clinicians, and social isolation.[9]
In different stages of treatment, terminal patients may have different levels of anxiety. First, they feel denial and isolation when they receive the news they have cancer. They do not want to accept this reality. They say, “It cannot be me." Second, they get angry easily, since they slowly feel that their body is weakening. As they suffer mentally, with the realities of cancer firmly on their mind, they may sense a feeling of guilt, and begin to ask, “Why me?" Third, the patient may start to complain about the uselessness of treatment. Finally, patients suffering with cancer may slowly change their mind, and become willing to cooperate with the doctor. Indeed, they say, “Yes, it’s me, butLord, heal me.” Next, they feel frustrated and depressed because no miracle happens, their body becomes weaker, and they finally can say, on an even deeper level, “Yes, it is me.” In fact, their final step is that they accept the facts. With the help of others, the patient turns to believe that death is a reality. They come to say, “I am ready.” Then, they calmly accept a good dying.[10]
This study has determined that patients have to face many kinds of anxiety. However, they are often not aware that anxiety affects their way of thinking, feeling, and even their physical selves.[11] Therefore, it is necessary to educate the patient to know the reasons of anxiety. If the hospice care team knows how to help the patients, they will not feel they are “going crazy” and losing control of their body and mind.[12] Moreover, they will be willing to discuss their impressions with the medical team, and ask questions about various medical treatments available to them, or other ways to help them overcome these anxieties.
According to the study, patients and their families are obviously influenced by previous experiences of conflict and anxieties which affect their emotions and actions. It is also difficult for medical caregivers to decide on the best ways of treatment for patients who are seriously ill. In addition, many patients and their families may be influenced by media that present various negative ideas on hospice care; they particularly think that a hospice is simply a place to wait for dying. Indeed, patients who are terminally ill, and their families also are vulnerable people in end-of-life care. Hospice care therefore not only provides physical assistance, but also “promotes a largely formal and instrumental engagement of religion and spirituality.[13]
VI.       Spiritual care affects hospice care
This essay presents the view that “all the models of care in medicine, nursing, psychology, and others, hospice and palliative care most often recognize the importance of spiritual issues in the care of patients and their families.[14] Traditional medical care focused on the treatment of body, but in the case of hospice today, people recognize the importance of whole care, which means a patient needs to be taken care of as a holistic person, which includes care for the physical, the psychosocial, and the spiritual in a person. Indeed, spiritual care can positively affect the entire process of treatment.
How to understand spiritual care in this case? How to define the meaning and importance of spirituality in hospice care? Is this a matter of religion? What does spirituality mean for a non-religious patient? Mark Cobb has written, "Spirituality is broader than religion; in listening for spiritual or existential themes from patients, it is important to recognize that spirituality can be expressed in many different ways.[15] For many people, spirituality is something related to a church or some type of community related to religious faith. Spirituality includes various practices of ritual, prayer, or meditation of a religion or a group of people. Some people think that spirituality expresses itself in the form of a friend, a member of the family of the patient, or someone serving as a care-taker, or as a companion at this very special juncture of life. These special "spiritual persons" become an important part in their lives, supporting and encouraging them at a time of special need. Indeed, a sense or deep feeling for a mission of care for the sick and dying is but a part of a long tradition of contributions both to medical and spiritual care. But in modem times, concerns rooted in the spiritual may appear as “secular, rational and scientific approaches to life and death.[16] For instance, a religious person, such as a member of the clergy or a monk working in a hospice or medical center, can contribute as a member of “a multidisciplinary care team.”[17] To meet their responsibilities well, these persons must understand the principle of teamwork, and be trained in skills for cooperation with others in pursuit of total care: physical, emotional, social and spiritual.
To understand the meaning of spirituality better, we can probably begin by asking what issues draw the most concern from patients who suffer a terminal illness and are dying. Persons who are seriously ill often provoke deep questions, such as what is the meaning of life, what is the purpose of life, and what they hope for the future. For these questions, caregivers truly need to come to a spiritual point of view. As Christian said:
Spirituality helps give meaning to suffering and helps people find hope in the midst of despair. In the midst of suffering, a skillful, caring, and compassionate health care professional can be an important anchor in which the patient can find solace and the strength to move through distress to peace and acceptance. [18]
Certainly, spirituality is central to persons in the process of dying who need an expert to consistently accompany them and help them find the meaning of life, suffering, and hope. When patients confront a mortal problem, they sometimes struggle with spiritual suffering such “as inner distress, grief, loss, hopelessness, worry, and isolation.”[19] In such moments, they need persons nearby with a sensitivity to the spiritual in life, someone willing to sit with them, to listen to them, give them support, and lead them to a peaceful experience of what they themselves understand as the meaning of life. This may lead to a feeling of deep gratitude for the gift of life itself. Being grateful for life and having a sense of gratitude for life could work in opposition to spiritual pain and lead to a richer, deeper life.[20]
In fact, spirituality has been seen as a way to help patients rebuild relationships which refer to the relationship of a patient with self, with others, with nature, and with God. Firstly, the relationship with self means they need to come back with their own to grasp the dignity of life and value of life. Spirituality helps them “be able to reach self-acceptance, self-reconciliation and peace.”[21] Secondly, relationship with others is very important and meaningful for patients because they need to receive love and share love through the support and companion of their family and friends. Thirdly, a relationship with nature is also necessary for patients. As one researcher puts it, “being in touch with the beauty of nature could bring comfort and inspiration, reduce anxiety and lead to a sense of wonder at the greater meaning of life. Music could uplift and inspire creativity and inner peace.”[22] Finally, relationship with God is an especially important relationship that patients want to maintain in the hope of “protecting patients from the fear of death and loneliness, and giving strength, comfort and peace.”[23] As a result, by accompanying, praying, meditating, spiritual care can help patients know how to communicate with God or remain in a peaceful feeling to comfort their pain and illness.
In addition, spiritual care can provide patients with hope: hope of being healed, hope of peace, and hope of a better life after death. Research suggests that “spiritual beliefs contributed to hope; even affirmed atheists spoke of their beliefs in the afterlife, in the anticipation of a spiritual existence after death and being able to meet loved ones again.”[24] These works of research have proven that spiritual care plays a very important role in hospice care. Undoubtedly, spiritual care contributes much. It is an enrichment that helps patients to reach a sense of connection with life, others, nature, and God in a peaceful relationship.
VII.    Conclusion
Speaking personally, the greatest lesson I have learned in this study is a deepened understanding of the value of interdisciplinary work in hospice care. This type of cooperative effort is a new way that can serve patients with terminal illness when they confront anxieties related to the process of dying. In different periods of time, patients have to face different states that include physical and mental pain, and possibly intense experiences of anxiety, depression, hopelessness, disintegration of human relationships, or anger at God.
Traditional medical care can offer patients physical treatment. Only well planned hospice care, however, can provide the whole sense of well-being in which spiritual care plays a critical role. While confronting illness and suffering pain, patients are often “broken" in their relationships with themselves, with others, or with God. Spirituality enables patients to rebuild relationships their illness has negatively affected.  Moreover, with the service of spiritual care, many individuals expressed a hope for improved family relationships, others expressed the desire for 'healing relationship' with others, with nature and with God.” With the presence of spiritual care, many patients change their attitude about life and death. They begin to think more positively, understand the dignity of life, respect others, and contribute to the people around them as well as they can. In this case, spirituality may not be a religion, but rather a constant presence to listen, to emphasize, and to share the burden of patients and their families. Obviously, this way can help patients gain a new hope for the afterlife, a better place, such a paradise, heaven, or an eternal life with Lord Jesus, Buddha, Allah, or other divinities in whom they may believe.
VIII. References
Strada, E. Alessandra. The Helping Professional’s Guide to End-of-Life Care: Practical Tools for Emotional, Social, & Spiritual Support for the Dying. New Harbinger Publications, 2013.
Cobb, Mark, and Robshaw, Vanessa. The Spiritual Challenge of Health Care. Churchill Livingstone, 1998.
Singer, Peter. Rethinking Life and Death: the Collapse of Our Traditional Ethics. St. Martin’s Griffin, 1996.
Puchalski, Christina M., and Ferrell Betty. Making Health Care Whole: Integrating Spirituality into Health Care. Templeton Press, 2010.
Mei-hui, Pan. Confront Death. Brysterian Press, 1998.
Bryant, Clifton D. Handbook of Death and Dying. Sage Publications, 2003.
Bramadat, Paul Coward, et al. Spirituality in Hospice Palliative Care. State University of New York Press, 2013.
Gates, George N. “Where Is the Pastoral Counselor in the Hospice Movement?” Journal of Pastoral Care, vol. 41, no. 1, 1987, pp.32–38.
Greeves, Trish T. “Liturgy for Last Days: Pastoral Reflections on Acknowledging and Supporting the End-of-Life Experience.” Journal of Pastoral Care & Counseling, vol. 70, no. 3, 2016, pp. 186–189.
Edwards, A et al. “Review: The Understanding of Spirituality and the Potential Role of Spiritual Care in End-of-Life and Palliative Care: a Meta-Study of Qualitative Research.” Palliative Medicine, vol. 24, no. 8, 2010, pp. 753–770.
Reblin, Maija et al. “Strategies to Support Spirituality in Health Care Communication: A Home Hospice Cancer Caregiver Case Study.” Journal of Holistic Nursing, vol. 32, no. 4, 2014, pp. 269–277.
Recharch, E. et al. “What is Spirituality? Evidence from New Zealand Hospice Study.” Mortality, vol. 16, no. 4, 2011,  pp.307-324.
Collins, Andrew et al. “Hope Tree: An Interactive Art Installation to Facilitate the Expression of Hope in a Hospice Setting.” American Journal of Hospice and Palliative Medicine, vol. 35, no. 10, 2018, pp. 1273–1279.
James T. Bretzke. “A Burden of Means: Interpreting Recent Catholic Magisterial Teaching on End-of –Life Issues.” Journal of the Society of Christian Ethics, vol. 26, no. 2, 2006, pp. 183-200.
Charles J. Lopez Jr. “Hospice Chaplains: Presence and Listening at the End of Life.” Current in Theology and Mission, vol. 45, no. 1, 2018, pp. 45-51.
Julie J. Exline et al. “The Spiritual Struggle of Anger toward God: A Study with Family Members of Hospice Patients.” Journal of Palliative Medicine, vol. 16, no. 4, 2013, pp. 369-376.


[1] This essay was written under the instruction of Mrs. Nancy Michael in a “High Intermediate ESL Writing and Grammar” class of the Spring semester, 2019. I received help from a professor friend in improving the English language use in this study. The revisions I received did not affect the content or organization, which is totally my own. English is not my mother tongue, and I am grateful to all who help me to improve. 
[2]Singer, Peter. Rethinking Life and Death : The Collapse of Our Traditional Ethics. St. Martin’s Griffin, 1996, p. 21.
[3]Puchalski, Christina M., and Ferrell Betty. Making Health Care Whole: Integrating Spirituality into Health Care. Templeton Press, 2010, p. 26.
[4]Ibid., p. 26.
[5]Ibid., p. 26.
[6]Gen. 3:16-18.
[7]James 2:26.
[8]Heb. 9:7.
[9]Strada, E. Alessandra. The Helping Professional’s Guide to End-of-Life Care : Practical Tools for Emotional, Social, & Spiritual Support for the Dying. New Harbinger Publications, 2013, p. 82.
[10]Mei-hui, Pan. Confront Death. Brysterian, 1998, p. 74.
[11]Strada,  p. 119.
[12] Ibid., p. 126.
[13] Bramadat, Paul Coward, et al. Spirituality in Hospice Palliative Care. State University of New York Press, 2013, p. 87.
[14]Puchalski, p. 14.
[15]Cobb, Mark, and Robshaw, Vanessa. The Spiritual Challenge of Health Care. Churchill Livingstone, 1998, p.166.
[16]Ibid., p. 167.
[17]Ibid., p. 167.
[18]Puchalski, pp. 3-4.
[19]Ibid., pp. 5-6.
[20]Gates, George N. “Where Is the Pastoral Counselor in the Hospice Movement?” Journal of Pastoral Care, vol.41, no.1, 1987, p.37.
[21]Edwards, A et al. “Review: The Understanding of Spirituality and the Potential Role of Spiritual Care in End-of-Life and Palliative Care: A Meta-Study of Qualitative Research.” Palliative Medicine, vol. 24, no. 8, 2010, p. 759.
[22]Ibid., p. 759.
[23]Ibid., p. 759.
[24]Ibid., p. 458.

Sứ Vụ Truyền Giáo: Lời Cam Kết Của Thành Viên Phong Trào Cursillo

  Sứ Vụ Truyền Giáo: Lời Cam Kết Của Thành Viên Phong Trào Cu rsillo   1.       Dẫn nhập Buổi chiều ngày cuối cùng khóa “khóa ba ngà...