9.9.08

Dòng Ngôi Lời Việt Nam có thêm 6 tân linh mục trong đó có 1 linh mục mới theo đạo

Nha Trang (Asianews) – Người Việt Nam gọi dòng tu Societas Verbi Divini (SVD) là Dòng Ngôi Lời, một dòng quốc tế hiện đang có mặt ở 67 quốc gia và có 6.102 thành viên là linh mục, chủng sinh. Họ thường sống và suy niệm trong môi trường đa văn hóa và đa sắc tộc. Tại Việt Nam, Đức Giám Mục Jean Simon của Paris, Hiệp hội Truyền giáo Miswho là nhà sáng lập Dòng Ngôi Lời tại Quy Nhơn vào năm 1928 và sau đó tại Giáo Phận Nha Trang vào năm 1954.

Hôm 08/09, Dòng Ngôi Lời có thêm 6 tân linh mục do Đức Giám Mục Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục Phụ tá Giáo phận Nha Trang phong chức tại Nha Trang, nơi dòng có trụ sở chính. Trong Lễ phong chức có sự hiện diện của 44 sinh viên Học viện Thần Học SVB cùng với ít nhất 60 linh mục và hơn 1.000 tín hữu.

Một tu sĩ đã phát biểu khi bắt đầu Thánh Lễ: “Anh em là những linh mục, những người không chỉ dấn thân vào các hoạt động mục vụ mà còn phải phục vụ vì người dân và biến đổi bộ mặt xã hội tốt hơn”; “Tay anh em sẽ thực thi công việc loài người, nhưng anh em sẽ không lo âu về địa vị hay chỗ tốt của anh em”.

Sau khi kết thúc Thánh Lễ, một tân linh mục, Cha Antôn Võ Công Anh đã cảm tạ “cha mẹ đã qua đời” cũng như cảm tạ “cha giám tỉnh, những bạn bè, người thân, anh chị em của tôi đã chăm sóc cho tôi trong suốt quá trình học và phục vụ của tôi tại Giáo xứ Thánh Giuse”. “Trước khi tôi gia nhập Dòng, tôi là người thờ cúng ông bà; Tôi không phải là người Công Giáo. Giờ tôi là một linh mục Công Giáo và tôi hạnh phúc. Tôi cảm thấy vẫn còn trách nhiệm với những người thân của tôi và các cháu trai, cháu gái của tôi. Họ là người Phật giáo và thờ cúng ông bà; họ không có cơ hội biết về Thánh Kinh và giáo lý Công Giáo để nghe Tin Mừng về tình yêu của Chúa Giêsu”.

Đức Giám Mục Giuse Võ Đức Minh cũng đưa ra lời phát biểu: “Hôm nay anh em là linh mục; đó là trách nhiệm của anh em. Anh em có thể với bất kỳ ai và mỉm cười với họ. Điều đó thật là tốt va mọi điều tốt bắt đầu từ đây”.

Từ khi được nâng lên Tỉnh dòng vào ngày 31/03 năm nay, hiện Dòng Ngôi Lời có 155 linh mục phục vụ trong chín giáo phận. Cùng với các dòng khác, Dòng Ngôi Lời huấn luyện linh mục, nữ tu, tu sĩ và giáo dân, những người mong muốn đóng góp vào sứ mạng chung trong một đất nước theo cộng sản và làm việc giữa những người sắc tộc để mang Lời Chúa đến với họ.

Cha Hiếu phát biểu với Tin Tức Á Châu rằng: “Chúng tôi làm việc với người khuyết tật, người bệnh phong, các bệnh nhân AIDS, trẻ em đường phố, người già và người trẻ trong hoàn cảnh khó khăn”; “Chúng tôi mở các trung tâm hướng nghiệp ở các các vùng xa và miền núi, một số linh mục phục vụ giữa người dân tộc K’Hor và Raglay ở miền Trung và miền Bắc”

John Bosco Nguyễn Hoàng Thương

30.8.08

Chỉ tên những tật xấu của người Việt thời nay

26.08.2008

Xem hình
Sự khủng hoảng của nền giáo dục ở các cấp đã có ảnh hưởng tức thời đến hiện tượng "người Việt xấu xí"
Chúng ta hãy cùng nhau lên một danh mục, tạm gọi là “Danh mục các thói hư, tật xấu của người Việt thời nay" nhằm “vạch mặt, chỉ tên” càng chính xác càng tốt những biểu hiện tinh vi và đa dạng của nó.

Nét gia phong thời xưa

Chắc nhiều người còn nhớ thời kỳ sau năm 1975, ai đi Nam về cũng có chung một nhận định: trẻ con trong đó hầu như rất ít nói bậy và viết những điều tục tĩu lên tường nơi công cộng, đi đâu về nhà thì lễ phép cung kính chắp hai tay thưa gửi người bề trên. Đặc biệt, chẳng may ra đường có bị đụng xe thì người ta cũng không mấy khi nổi khùng cãi vã dẫn tới xô xát như bây giờ.
Trẻ em ở vùng bà con theo Công giáo cũng có những nét sinh hoạt như vậy, và nhiều bậc cha chú cho tới nay vẫn còn giữ những hoài niệm đẹp về người Tràng An thuở trước thanh lịch, tế nhị mà rất đỗi phong lưu.


Người ta đã nhồi nhét tới mức quá tải những mái đầu còn non nớt
bằng bao tiết học chính khóa lẫn học thêm các môn Toán, Lý , Hóa,Văn…
trong khi đó giáo dục thể chất và tinh thần chưa bao giờ được đầu tư đúng mức.

Nói như vậy không có nghĩa là thời trước không có "người Việt xấu xí", nhưng có lẽ trong kỷ nguyên của hội nhập quốc tế hôm nay, vì lòng tự trọng, tự tôn dân tộc, chúng ta cần có thái độ tự phê phán cao hơn, khi phải hàng ngày hàng giờ tự soi mình vào tấm gương toàn cầu hóa, để phát hiện ra và tích cực sửa những nét lạc lõng, dị biệt với mọi giá trị nhân văn của thế giới văn minh.

Điểm xuất phát của chặng đường tự sửa mình gian nan đó phải được bắt đầu từ gia đình - tế bào của xã hội, cụ thể là hình thành và gìn giữ gia phong hay còn gọi là văn hóa gia đình. Nói như nhà văn Băng Sơn, gia phong là một điều gì đó không nắm bắt cụ thể như bọc tiền, như lạng vàng, như cái bằng khen đóng khung…

Nhưng nó lại rất hữu hình trong tâm hồn ta, trong thể xác ta, từng ngày, hàng giờ. Một lời ăn tiếng nói, một cách tiếp khách, một kiểu học bài, một người bạn nên giao du…

Gia phong có khi chỉ là một cái lừ mắt của người cha, một câu chuyện nhỏ trong bữa cơm chiều của người mẹ, một làn khói trên bàn thờ gia tiên…Nét văn hóa thấm đẫm vào mọi thành phần trong mỗi gia đình, là môi trường quyết định cho con người đi vào xã hội.

Và thật bất hạnh thay cho những ai không có truyền thống tốt đẹp trong gia phong như thế, và cũng bất hạnh cho ai đã phá vỡ gia phong của mình, mà nguy hiểm thay nếu nhiều người cố ý hay vô tình đang làm mất gia phong của gia đình, tộc họ mình đi. Mất gia phong, nhiều kẻ giàu xổi học đòi, nhất thời bột phát đã có kết cục bi thảm ngay trong đời con, cháu, chứ đâu có xa!

Chữ "lễ" thời nay và sự cần thiết của hình phạt

Câu “tiên học lễ,hậu học văn” thời nay có thể bắt gặp ở bất cứ trường tiểu học nào. Theo thứ tự "lễ" phải được thấm nhuần trước, là môi trường sư phạm cần phải có để dẫn truyền kiến thức văn hóa.

Nhưng trong thực tế người ta đã nhồi nhét tới mức quá tải những mái đầu còn non nớt bằng bao tiết học chính khóa lẫn học thêm các môn Toán, Lý , Hóa,Văn, v.v… trong khi đó giáo dục thể chất và tinh thần chưa bao giờ được đầu tư đúng mức.
Rút cuộc, chúng ta đã tạo ra một nền giáo dục đầy bức xúc và stress, có nguy cơ sản sinh ra những thế hệ công dân tư duy thụ động theo lối mòn, xơ cứng giáo điều, nghèo nàn và "cục súc" trong văn hóa giao tiếp, yếu ớt về thể chất và dị biệt với các bạn đồng lứa trên thế giới.

Sự khủng hoảng của nền giáo dục ở các cấp đã có ảnh hưởng tức thời đến hiện tượng “người Việt xấu xí“ đang có chiều hướng gia tăng – một bộ phận trẻ em hư hỏng, bất cần đời đi bụi, thanh niên đua xe, nghiện ma túy rồi phạm pháp v.v…

Giáo trình môn đạo đức học trong nhà trường rất thiếu những bài giảng sinh động mang tính thực tiễn đề cập thẳng thắn tới những thói hư tật xấu hay gặp nhất của người Việt trong bối cảnh của hội nhập quốc tế. Chẳng có tiết giảng nào răn dạy các em không nên ngoáy mũi hay nói to nơi công cộng… Và đáng thất vọng hơn là xã hội chưa có chế tài xử phạt những hành vi thiếu văn hóa trên quy mô cả nước.


Cùng lập một Danh mục các thói hư, tật xấu của người Việt thời nay",
để nhận thức và đẩy lùi con bệnh "Người Việt xấu xí"

Để có một Singapore là hình mẫu của văn minh đô thị, người ta đã phải mất hàng chục năm liên tục kết hợp giữa các hình thức giáo dục đại chúng và xử phạt nghiêm minh đúng người đúng tội bằng tiền hoặc roi đối với những kẻ làm ô uế nơi công cộng. Hẳn chúng ta còn nhớ vụ một thanh niên Mỹ bị phạt đánh do viết bậy lên tường và Tổng thống Hoa kỳ lúc đó cũng không thể xin miễn tội.

Nhận thức là một quá trình diễn ra không hề trơn tru và dân trí cũng vậy, nó đòi hỏi cả xã hội phải chung sức chung lòng cùng sự công tâm, gương mẫu của các nhân viên công quyền.

Chẳng hạn, muốn người dân tâm phục khẩu phục và tự giác chấp hành luật lệ giao thông thì trước tiên phải chứng tỏ rằng trong lĩnh vực này không có chỗ cho hành vi hối lộ. Kẻ đưa hối lộ sau khi đi trót lọt bao giờ cũng có suy nghĩ coi thường (vì đã có thể mua được bằng tiền) người nhận hối lộ và tin rằng hành vi này có thể được tái diễn mà vẫn tránh được sự trừng phạt. Thói hư, tật xấu cứ như vậy mà bùng phát trong xã hội như nấm mọc dại sau cơn mưa rào.

"Đẩy lui con bệnh"

Con bệnh ”người Việt xấu xí” có thể dần dần bị đẩy lui, trước tiên là về mặt nhận thức chúng ta hãy cùng nhau lên một danh mục, tạm gọi là “Danh mục các thói hư, tật xấu của người Việt thời nay" nhằm “vạch mặt, chỉ tên” càng chính xác càng tốt những biểu hiện tinh vi và đa dạng của nó. Xin mạnh dạn đưa ra trình bày với các độc giả bản phác thảo của danh mục này.(*).
Bước tiếp theo, đối với từng bệnh lý, phần hướng dẫn hành động cụ thể sẽ được trình bày theo phác đồ sau (Lấy ví dụ thói hư, tật xấu là con bệnh đua xe ở các đô thị lớn, tên bệnh được bắt đầu bằng chữ cái Đ và bệnh tham nhũng bắt đầu bằng chữ T).

(1)

Tên bệnh: (Đ) Đua xe

Hoàn cảnh phát sinh: Trong thời gian diễn ra các sự kiện thể thao lớn hoặc ngày lễ

Biểu hiện lâm sàng: Tụ tập nhiều xe máy với các tay đua “ cảm tử” quá khích phóng nhanh, lượn lách giữa phố đông người gây nguy hiểm nghiêm trọng.

Nhóm dân cư có nguy cơ nhiễm bệnh cao: Thanh niên,học sinh sinh viên tuổi từ 16-25, không được gia đình quan tâm giáo dục, đặc biệt có nhiều con nhà khá giả sung túc

Phương pháp điều trị: Đặt các chốt ngăn đua xe và sử dụng các công cụ chuyên dụng của cảnh sát; xử phạt nghiêm theo pháp luật; giáo dục qua nhiều hình thức: kết hợp giữa xã hội và gia đình

(2)

Tên bệnh: (T)Tham nhũng

Hoàn cảnh phát sinh: Quyền lực được giao nhưng thiếu môi trường giám sát, minh bạch và công khai

Biểu hiện lâm sàng: Biến của cải chung thành tài sản riêng , đi kèm theo là mất dân chủ , trù dập người ngay thẳng làm suy thoái ,biến chất bộ máy công quyền

Nhóm dân cư có nguy cơ nhiễm bệnh cao: Các nhân viên bộ máy nhà nước có quyền hành đối với các nguồn lực và quyền điều chỉnh hành vi, áp đặt chế tài

Phương pháp điều trị: Gắn quyền với trách nhiệm; Thiết kế hệ thống giám sát hiệu quả; Phân cấp, phân quyền để tránh tập trung quá đáng các quyền năng; Mở rộng dân chủ, minh bạch, bàn bạc công khai trước khi ra các quyết định quan trọng.

Có thể nói con bệnh “người Việt xấu xí “ là thể hiện một trạng thái bức xúc trong tâm thức của xã hội Việt nam hiện đại và chúng ta cũng không đơn độc vì ở nhiều xã hội khác, trong những hoàn cảnh nào đó cũng từng xảy ra tình hình tương tự.

Khi con người trở nên quá bé nhỏ và bất lực trong trận đồ, mê cung của những cám dỗ vật chất, quyền lực và thói vị kỷ thì tia sáng cuối đường hầm bao giờ cũng lóe ra từ chính kho tàng tuệ giác hay những giá trị văn hóa tinh thần , tâm linh của dân tộc. Chúng ta là chủ nhân của nền văn hóa đó mà không khai thác thì rất lãng phí!

TS Phạm Gia Minh

26.8.08

Nữ tu thi sắc đẹp

Một linh mục Italy sẽ tổ chức cuộc thi hoa hậu nữ tu đầu tiên trên thế giới qua Internet, nhằm xóa bỏ định kiến rằng những phụ nữ này già nua và khắc khổ.

Cuộc thi Hoa hậu nữ tu Italy sẽ được thực hiện trên blog của linh mục Antonia Rungi vào tháng 9 tới. "Các nữ tu đều là phụ nữ và vẻ đẹp của họ là quà tặng từ Chúa", ông phát biểu.

Ngài đề nghị các nữ tu gửi ảnh và cư dân mạng sẽ chọn ra người thắng cuộc. Cha Rungi nhấn mạnh rằng các thí sinh không trưng ảnh áo tắm.

"Cuộc thi này sẽ cho thấy rằng sắc đẹp không chỉ giống như những gì ta nhìn thấy trên truyền hình, mà nó còn có cả những nét duyên thầm nữa", linh mục nói. "Các bạn nghĩ nữ tu là già nua, khổ sở và khô khan ư? Chuyện đấy xưa rồi".

Ngài nói thêm rằng rất nhiều nữ tu trẻ trung tới Italy từ khắp nơi trên thế giới. Ý tưởng cuộc thi do chính các nữ tu đưa ra.

Hải Ninh (theo BBC)

22.8.08

藍色緞帶

藍色緞帶 我們很容易看到別人的優點。像是某人很漂亮啦, 工作能力很強啦, 人緣很好啦,
但我們很少能看到自己的長處及自己的價值。

這也許是一種傳統教育下過度謙虛的表現, 因為要嚴以律己,所以對自己的要求與批評就很多, 期望也就過高, 常常造成否定自己的心態; 認為自己很多地方都不夠好,久而久之, 就產生了自卑感, 失去了自信心, 認為自己的存在沒什麼價值,因而活得非常消沉,甚至厭世。 有鑒於此, 美國的布里居絲Helice Bridges 發起了一個叫做藍色緞帶的運動 希望能在西元二千年的時候 每一個美國人都能拿到一條她設計的 藍色緞帶 上面寫著 Who I Am Makes A Difference 也就是 我可以為這個世界創造一些價值 的意思她處處散發這樣的緞帶, 鼓勵大家把緞帶送給家人和朋友, 謝謝這些在我們四周的人。

她也四處演講,強調每個人的價值。 結果因為這些緞帶的傳送, 引發了許多感人的故事,
也改變了許多人的生命。

其中有一個故事十分發人深省:
有一次這位女士給了一個朋友三條緞帶, 希望他能送給別人。
這位朋友送了一條給他不苟言笑、 事事挑剔的上司,他覺得由於他的嚴厲使他多學到許多東西,
另外他還多給了一條緞帶,希望他的上司能拿去送給另外一個影響他生命的人。
他的上司非常的訝異, 因為所有的員工一向對他是敬而遠之。
他知道自己的人緣很差, 沒想到還有人會感念他嚴苛的態度,把它當做是正面的影響, 而向他致謝, 這使他的心頓時柔軟起來。

這個上司一個下午都若有所思的坐在辦公室裡, 而後他提早下班回家, 把那條緞帶給了他正值青少年期的兒子。 他們父子關係一向不好, 平時他忙著公務, 不太顧家,對兒子也只有責備, 很少讚賞。

那天他懷著一顆歉疚的心, 把緞帶給了兒子,同時為自己一向的態度道歉, 他告訴兒子, 其實他的存在帶給他這個父親無限的喜悅與驕傲,儘管他從未稱讚他, 也少有時間與他相處,但是他是十分愛他的, 也以他為榮。

當他說完了這些話, 兒子竟然號啕大哭。他對父親說: 他以為他父親一點也不在乎他,他覺得人生一點價值都沒有, 他不喜歡自己, 恨自己不能討父親的歡心, 正準備以自殺來結束痛苦的一生, 沒想到他父親的一番言語, 打開了心結, 也救了他一條性命。
這位父親嚇得出了一身冷汗, 自己差點失去了獨生的兒子而不自知。 從此改變了自己的態度, 調整了生活的重心, 也重建了親子關係, 加強了兒子對自己的信心。就這樣, 整個家庭因為一條小小的緞帶而徹底改觀。

一條藍色的緞帶為什麼有這麼大的魔力?
因為它是一個提醒, 提醒我們看到自己的價值。
提醒我們要接受自己、 關愛自己。
我們是可以創造奇蹟、 創造不同的人,
不論我們是誰, 都有這樣的能力。
也只有如此, 我才能看到這世界的美好、光明的一面,
也才能生活得愉快, 真正的去愛, 去創造生命。

9.8.08

TÍN THÁC ĐỜI SỐNG CHO CHÚA

TÍN THÁC ĐỜI SỐNG CHO CHÚA

Bài Tin Mừng Chúa Nhật 19 hôm nay được tiếp nối với Tin Mừng Chúa Nhật tuần trước, tuy nhiên với mạch văn và nội dung hoàn toàn đối nghịch. Tuần trước đám dân theo Đức Giêsu để nghe lời Người giảng dạy, và đến khi chiều về Ngài hoá bánh và cá ra nhiều cho họ ăn no nê, số người đông lên trên cả 5 ngàn. Tin Mừng hôm nay Đức Giêsu lại giải tán dân chúng để họ ra về, rồi bảo các môn đệ tự chèo thuyền sang bên bờ biển hồ, Đức Giêsu ở lại một mình trên núi để cầu nguyện. Hơn nữa, về phương diện không gian, nếu tuần trước việc hóa bánh diễn ra ở chân núi, và các môn đệ được ở bên cạnh Đức Giêsu để cùng cộng tác với Người PHÂN PHÁT của ăn cho dân, thì hôm nay các môn đệ lại phải “tự lập”, vượt biển qua bên bờ mà không có Đức Giêsu trên thuyền.

Nếu nhìn từ góc cạnh hiện tượng thì đúng là một sự đối lập, nhưng từ góc độ văn học và ý nghĩa thần học thì đây là một sự sắp xếp hết sức tài tình, và nó biểu đạt những ý nghĩa thật sâu xa:

1. Hình ảnh núi non và biển cả:

Thánh Kinh cho ta thấy mỗi khi các tiên tri và dân chúng gặp gỡ Thiên Chúa thì đều diễn ra trên vùng núi, chẳng hạn Môisen gặp Thiên Chúa xảy ra trên núi Sinai, Đức Giêsu Hiển Linh trò chuyện với Êlia và Môisen cũng ở trên núi, cụ thể Tin Mừng Chúa nhật tuần trước tường thuật, Đức Giêsu cho dân chúng ăn no nê cũng diễn ra ở chân núi. Như vậy, núi non biểu hiện cho sự hùng vĩ. Núi non biểu hiện cho sự uy phong. Núi non biểu hiện cho sự sống, sự bình yên. Núi non cũng biểu hiện cho sự hiện diện của Thiên Chúa, nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa và loài người.

Còn hình ảnh biển cả, truyền thống người Dothái hiểu rằng biển nước là biểu hiệu cho vực thẳm của sự chết. Biển biểu hiện cho sự bất an đau khổ. Biển và sóng biểu hiện cho phong ba bão táp của cuộc đời, là thần lực của ma quỷ. Và Thiên Chúa không hề hiện diện trong đó, đó là minh chứng được viết trong bài đọc một hôm nay: “Gió to bão lớn xẻ núi non, đập vỡ đá tảng trước nhan Ðức Chúa, nhưng Ðức Chúa không ở trong cơn gió bão.” (1V 19: 12). Trong sách Xuất hành kể lại rằng, khi Môisen dẫn dắt dân chạy thoát khỏi Ai cập, gặp phải biển đỏ, ông đã kêu cầu Thiên Chúa, và Thiên Chúa đã bảo ông giơ gậy lên và nước rẽ ra, dân qua bờ được an toàn. Còn khi quân lính Ai cập đuổi theo, Chúa cũng bảo Môisen giơ gậy lên, nước liền ập xuống giết chết toàn quân Ai cập. (X. Xh 14: 15-31). Hay một đoạn Tin Mừng khác, thánh Mathêu thuật, sau khi Đức Giêsu chữa lành hai người bị quỷ ám, quỷ xuất ra khỏi họ, chúng thấy một đoàn heo, xin nhập vào đoàn heo, rồi cả bầy lao xuống biển mà chết. (x. Mt8: 28-34)

2. Thách đố của Đời sống Đức tin

Đời sống đức tin của chúng ta có thể được tượng trưng bởi hai hình ảnh của núi non và biển nước. Chúng ta được sáp nhập vào Đạo là một hồng ân Chúa ban, đời sống của chúng ta được gắn kết với Thiên Chúa bằng việc vui sống với anh em trong cộng đoàn dân Chúa, với gia đình và bè bạn, nhờ ơn Chúa mà chúng ta được gắn kết mật thiết với mọi người. Đời sống của chúng ta cũng được chúc lành bởi những biểu hiện như là có được sức khỏe dồi dào, công thành danh toại, mọi việc thăng tiến, đời sống tín đức vẫn mạnh, vân vân.

Tuy nhiên không phải lúc nào đời sống chúng ta cũng gặp được tình huống “thuận buồm xuôi gió” như vậy. Có những lúc chúng ta không ngừng phải đối diện với phong ba bão táp, đó là sự thất bại trong công việc, sự hiểu nhầm trong quan hệ người với người, đó là tai ương bệnh tật, vân vân. Với những điều thật không may xảy đến cho ta và người thân của mình, khiến cho chúng ta mệt mỏi, cô đơn, thậm chí đâm hoài nghi vai trò Thiên Chúa diện hiện trong đời sống của mình. Rồi những bước đi thăng trầm và những khoảnh khắc tối đen của cuộc đời khiến chúng ta đâm ra lo sợ, sợ đến mức quên mất Thiên Chúa, thất vọng với Thiên Chúa, giống như Phêrô và các môn đệ, sóng biển dữ dội khiến họ sợ đến độ nhìn thấy Chúa thì tưởng là Ma quái (x. Câu 26).

3. Tín thác vào Đức Kitô

Một điều cốt yếu mà Tin Mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta, đó là cho dù có gặp đau khổ thế nào thì cũng đừng đánh mất niềm tin, và hãy TÍN THÁC cuộc đời cho Chúa. Bởi vì chỉ có Chúa mới cứu thoát được chúng ta trong cơn nguy khó, bởi vì chỉ có Đức Kitô mới có thể thắng vượt được sức mạnh của thần chết sự dữ: “Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ.” (Câu 25)

Một lần, khi tôi đi thực tập mục vụ ở bệnh viện (Clinical Pastoral Education), khi đi thăm một bệnh nhân người Công Giáo còn trẻ, bị bệnh ung thư giai đoạn cuối. Khi bước vào phòng bệnh, tôi thấy nỗi buồn và lo lắng đã hiện rõ trên khuôn mặt của người nhà của bệnh nhân, họ đau buồn và nuối tiếc về người thân của mình, vì người bệnh lúc đó chỉ có hơn 40 tuổi. Tôi ngạc nhiên thấy khuôn mặt của người bệnh lại rất thản nhiên, và trên tay cô còn ôm một chiếc thánh giá rất to. Khi trò chuyện với cô, tôi mới biết là, sự thật cô cũng rất đau buồn, vì còn quá trẻ mà mắc một căn bệnh hết sức hiểm nghèo không cách chữa trị. Và cô chia sẻ vơi tôi, “tôi rất đau buồn, và sợ chết lắm, vì thế mỗi giờ mỗi khắc phải ôm lấy thánh giá của Chúa Giêsu, tôi tin chắc rằng Chúa hiểu được nỗi buồn phiền của tôi. Tôi cũng tin rằng Thiên Chúa cho phép tôi được dùng những cơn đau này, kết hợp với nỗi đau của Đức Ki tô trên thập giá, để đền tội của mình đã phạm làm mất lòng Chúa. Thật lạ thay, mỗi lần tôi ôm lấy thánh giá là tâm hồn tôi được bình an vô cùng, tôi không còn sợ hãi nữa.

Vâng, mỗi khi chúng ta gặp điều không may, mỗi lúc chúng ta gặp đau khổ là lúc đức tin của chúng ta bị thách thức, nhưng hãy tín thác đời mình cho Chúa và cầu xin với Ngài, giống như Phêrô khi sắp bị chìm xuống nước, thì kêu lên rằng, “Lạy Ngài, xin cứu con với!” Và chắc chắn Chúa sẽ cứu giúp chúng ta, Tin mừng hôm nay minh chứng, Đức Giêsu cầm lấy tay ông lôi ông lên: “Khi Đức Giêsu lên thuyền, thì gió lặng ngay.” (câu 32). Có được Đức Kitô đời sống của chúng ta mới trở nên thật an bình, phong ba bão tố sẽ bị xua đuổi đi.

Phạm Yên Thịnh

7.8.08

Những Lời Huấn Đức của ĐTC khi đến thăm làng OIES nơi sinh trưởng của thánh Josef Freinademetz

VietCatholic News (Thứ Năm 07/08/2008 10:52)
Vatican (Vat. 6 tháng 8): Như chúng tôi đã loan tin, chiều thứ ba, mùng 5 tháng 8, ĐTC Bênêđitô XVI đã đến thăm làng OIES, nơi sinh trưởng của thánh Josef Freinademetz, linh mục tu sĩ dòng Ngôi Lời làm việc truyền giáo tại Trung Quốc. Ngỏ lời với các tín hữu chào đón ngài tại Nhà Thờ nằm gần bên cạnh căn nhà nơi thánh Josef Freinademetz sinh ra, ĐTC đã nói như sau:

...bắt tay dân làng OIES
Anh chị em thân mến,

Tôi cảm động sâu xa vì cuộc tiếp rước hết sức nồng nhiệt này, và tôi không biết làm gì hơn là hết lòng cám ơn anh chị em. Và tôi cảm tạ Chúa vì đã ban cho chúng ta vị Thánh vĩ đại, thánh Josef Freinademetz; ngài chỉ cho chúng ta con đường của sự sống và là dấu chỉ cho tương lai của Giáo Hội. Ngài là vị thánh hết sức thời sự: chúng ta biết rằng Trung Quốc càng ngày càng trở nên quan trọng hơn trong sinh hoạt chính trị, kinh tế và cả trong sinh hoạt tư tưởng nữa. Điều quan trọng là quốc gia vĩ đại này mở cửa đón nhận Tin Mừng. Và thánh Josef Freinademetz chỉ cho chúng ta biết rằng đức tin không mang đến sự vong thân cho bất cứ nền văn hoá nào, cho bất cứ dân tộc nào, bởi vì tất cả mọi nền văn hoá đều mong đợi Chúa Kitô và không bị Chúa phá hư đi, nhưng trái lại, được đạt đến mức trưởng thành.

Như chúng ta đã cảm nghiệm được, thánh Josef Freinademetz đã không những muốn sống và chết như là một người Trung Quốc, mà cả khi ở trên Trời cũng còn muốn là người Trung Quốc; như thế, ngài được đồng hoá một cách lý tưởng với dân tộc Trung Quốc, trong niềm xác tín rằng dân tộc Trung Quốc có lẽ sẽ có lúc mở rộng đón nhận đức tin vào Chúa Giêsu Kitô. Giờ đây chúng ta cầu nguyện sao cho vị Thánh vĩ đại nầy khích lệ tất cả chúng ta sống đức tin một cách can trường, mạnh mẽ trong thời đại này, và khuyến khích chúng ta đến với Chúa Kitô, bởi vì chỉ một mình Người, chỉ mình Chúa Kitô, mới hiệp nhất được các dân tộc, mới có sức hiệp nhất các nền văn hoá.

Và chúng ta cũng hãy cầu nguyện xin Thiên Chúa ban cho nhiều bạn trẻ ơn can đảm hiến dâng đời mình hoàn toàn cho Chúa và cho Tin Mừng của Người. Tuy nhiên, đơn sơ mà nói, tôi không biết nói gì hơn là cám ơn Thiên Chúa, vì đã ban cho chúng ta vị thánh vĩ đại này; và cám ơn tất cà anh chị em vì sự đón tiếp này làm cho tôi nhìn thấy được một Giáo Hội luôn sống động cả trong ngày hôm nay nữa, và rằng đức tin là niềm vui có sức hiệp nhất chúng ta và hướng dẫn chúng ta trên các nẻo đường đời. Xin hết lòng cám ơn tất cả anh chị em.

Sau cuộc gặp gỡ, khi ra ngoài nhà thờ, ĐTC nói với anh chị em đứng chờ ngài như sau:

Anh chị em thân mến, tôi chỉ muốn nói lên lời cám ơn vì sự hiện diện nơi đây. Tôi biết một số anh chị em đã chờ đợi hằng giờ rồi: xin cám ơn vì anh chị em kiên nhẫn và can đảm đến thế. Xin Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em. Dĩ nhiên tôi cũng chào tất cả những ai hiện diện nơi đây thuộc ngôn ngữ Đức. Xin Thiên Chúa thưởng công anh chị em. Xin Ngài chúc phúc lành cho anh chị em.

Đặng Thế Dũng

Bài liên quan đến Cha Thánh Joseph Josef Freinademetz Của chúng ta

選擇

宗教交談中的愛

Tòa Thánh đã phê chuẩn miễn trừ tình trạng giáo sĩ cho cựu Giám mục Tổng thống Fernando Lugo


Holy See confirms 'loss of clerical state' for former bishop Fernando Lugo

Holy See confirms 'loss of clerical state' for former bishop Fernando Lugo

Holy See confirms 'loss of clerical state' for former bishop Fernando Lugo

Holy See confirms 'loss of clerical state' for former bishop Fernando Lugo

6.8.08

Bài liên quan đến Cha Thánh Joseph Josef Freinademetz Của chúng ta

Tâm hồn ĐứcThánh Cha Bênêđitô XVI hướng về Trung Quốc
VietCatholic News (Thứ Ba 05/08/2008 20:52)
Roma (Apic 5 tháng 6): Lúc 5 giờ chiều thứ ba mùng 5 tháng 8, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã dùng trực thăng để đến thăm quê quán, nhất là ngôi nhà nơi thánh Josef Freinademetz đã sinh trưởng, tại làng OIES.

Thánh Josef Freinademetz (1852-1908)
Thánh Josef Freinademetz là tu sĩ dòng Ngôi Lời, là nhà truyền giáo vĩ đại của Trung Quốc, đã được Đức Gioan Phaolô II phong thánh tháng 10 năm 2003.

Làng OIES là địa điểm chính thức đầu tiên được ĐTC đến thăm trong lần nghỉ hè này tại Bressanone. Ngay từ sáng sớm thứ ba, mùng 5 tháng 8, nhiều tín hữu đã tuôn đến làng OIES, với hy vọng sẽ được gặp ĐTC.

Thánh Josef Freinademetz sinh ngày 15 tháng 4 năm 1852 tại làng OIES. Với ước muốn làm linh mục và đi truyền giáo, Josef Freinademetz vào tu tại Đại Chủng Viện ở Bressanone, nơi mà ĐTC đã từng đến dạy học, và hiện đang cư ngụ trong hai tuần nghỉ hè năm nay (từ 28 tháng 7 cho đến 11 tháng 8). Trong thời gian tại Chủng Viện ở Bressanone, Josef Freinademetz đã học 7 ngoại ngữ để chuẩn bị thực hiện lý tưởng truyền giáo của mình.

Thụ phong linh mục ngày 25 tháng 7 năm 1875, Cha Josef Freinademetz lên đường đi truyền giáo tại Trung Quốc 4 năm sau đó. Mặc cho những khó khăn của công cuộc hội nhập vào nền văn hoá Trung Quốc, Cha đã tận dụng hết năng lực và thời giờ của mình cho công việc tông đồ và cho công cuộc huấn luyện giáo dân. Cha qua đời tại Trung Quốc năm 1908, sau một năm hy sinh chăm sóc cho những nạn nhân của bệnh dịch typhus.

Bình luận về sự kiện ĐTC Bênêđitô XVI đến thăm làng OIES, quê sinh của Thánh Josef Freinademetz, Cha Federico Lombardi, dòng Tên, tổng giám đốc đài phát thanh Vatican và cũng là giám đốc phòng báo chí toà thánh, đã quả quyết rằng “Đức Bênêđitô XVI có con tim luôn hướng về Trung Quốc”.

Cha Lombardi còn nhận định thêm như sau: “Những người công giáo rất hãnh diện về dung mạo Josef Freinademetz, bởi vì từ mảnh đất này, từ vùng núi Dolomites, từ một làng quê nhỏ, Cha Josef Freinademetz đã ra đi thật xa, mang Lời Chúa đến cho một dân tộc vĩ đại- Trung Quốc. Cha Thánh Josef Freinademetz đã thực hiện con đường thiêng liêng sâu xa, trên bình diện tu đức cũng như trên bình diện văn hoá, vượt qua được khoảng cách “vô cùng tận” giữa nền văn hoá miền núi làng quê OIES và văn hoá Trung Quốc.”
Đặng Thế Dũng

5.8.08

選擇

大陸高考作文滿分作品:選擇

去年大陸高考作文滿分作品
毛敏寫的作文「選擇」,也就成為大陸滿分「詩歌」型作文的絕響。

由於其特殊性,特提供全文如下:

如果我是一片雲,
我會放棄高高在上,
我選擇化作一滴滴小雨飄落人間。
你要問我為什麼,
請看看那些鬱鬱蔥蔥的生命,
那,就是我的答案。

如果我是一支河流,
我會放棄奔流到海,
我選擇化為甘泉流入麥田。
你要問我為什麼,
請聽聽農民伯伯喜悅的笑聲,
那,就是我的答案。

如果我是一株靈芝,
我會放棄長命百歲,
我選擇化為一滴滴藥湯灌入人口中。
你要問我為什麼,
請看看那位康復病人的笑臉,
那,就是我的答案。

如果我是一塊礦石,
我會放棄平靜安逸,
我選擇熔入爐中化為滾燙的鋼水。
你要問我為什麼,
請看看那一座座的高樓大廈,
那,就是我的答案。

如果我是一隻白鴿,
我會放棄自由嬉戲,
我選擇永不停息地把橄欖枝銜到戰爭的國度。
你要問我為什麼,
請看看那些飽受戰爭痛苦的兒童正在快樂地玩耍,
那,就是我的答案。

人生,是一篇做不完的選擇題,
向前?向後?往左?往右?
如果你已迷失方向,瞧瞧你心靈中的真、善、美吧,
那,就是你的答案。

每封信都代表一份緣的傳遞.......
看信是一種幸福、它代表你有空閒..

沒空看信也是一種幸福
它代表你有比看信更重要的事忙著..

如果我是收到這封mail的人,
我會放棄把它獨自珍藏,
我選擇轉寄mail給大家,

你要問我為什麼,
請看看那些我的好友,對生命的方向正有一番新的篤定和自信時;
那,就是我的答案!

Sứ Vụ Truyền Giáo: Lời Cam Kết Của Thành Viên Phong Trào Cursillo

  Sứ Vụ Truyền Giáo: Lời Cam Kết Của Thành Viên Phong Trào Cu rsillo   1.       Dẫn nhập Buổi chiều ngày cuối cùng khóa “khóa ba ngà...