23.3.08

ĐỨC GIÊSU – MỘT BÁC SỸ CHỮA TRỊ TÂM LÝ GIỎI

Phương pháp chữa bệnh của Đức Giêsu:
1. Tiếp xúc - đồng hành
2. Lắng nghe.
3. Hồi đáp – phân tích
4. Gợi ý một lối thoát (một hướng giải quyết)
5. Để người được chữa trị tự quyết định lối đi (đứng dậy, tiếp tục cuộc hành trình)


Câu chuyện hai môn đệ đi đường Emmau là một câu chuyện hết sức nổi tiếng, và thông thường khi đề cập đến câu chuyện này chúng ta thường nhấn mạnh đến vai trò truyền giáo trong Giáo hội, hay nói cách khác là tinh thần sẵn sang trở về Giêrusalem với anh em mình để loan báo tin vui Phục sinh của hai môn đệ sau khi được chính mắt gặp Đức Giêsu. Còn ở đây, nếu đứng về khía cạnh tâm lý hay đứng về khía cạnh chữa trị nội thương thì ta thấy Chúa Giêsu quả là một chuyên gia chữa trị vết thương lòng hết sức tài tình.

Khi biết 2 môn đệ buồn phiền rời bỏ Giêrusalem đi về nhà, với bước chân nặng nề uể oải, thì Chúa Giêsu liền xuất hiện giữa họ. Thông thường người gặp chuyện buồn ít có sẵn sàng để ý đến người khác, không dám để ý đến người xung quanh mà âm thầm chịu đựng mặc dầu trong thâm tâm của họ rất cần đến người khác quan tâm. Biết được tâm tình của họ lúc này, biết được sự thất vọng của họ khi niềm hy vọng về vị ngôn sứ Giêsu không giống như ý họ muốn, thấy được đôi chân nặng nề của họ thì Đức Giêsu đã chủ động “đến với họ, Ngài đồng hành với họ” (Ga 20: 15). Đây là hành động rất cần thiết đầu tiên của người bác sỹ tâm lý, khi muốn giúp người đang gặp chuyện buồn, thì việc cần thiết trước hết là tạo được mối tương quan thân thiện, làm sao để họ thấy mình sẵn sàng chia sẻ nỗi buồn với họ.

Bước tiếp theo Đức Giêsu đã thực hiện, đó là giúp họ nói ra được vấn đề họ đang gặp khó khăn, giúp họ chia sẻ nỗi đau trong cõi lòng của mình. Lúc này một chuyên gia giỏi sẽ là người biết gợi ý cho họ nói, nhưng đồng thời chuyên gia đó lại là người cần biết lắng nghe. Nhiều lúc vai trò của họ như là một “chiếc máy ghi âm biết phân tích”. Điều này Đức Giêsu thật là một chuyên gia, chỉ cần một câu hỏi “các anh đang bàn tán với nhau chuyện gì thế?” đã khiến họ có chút lý do để đi vào câu chuyện. Mặc dầu ban đầu 2 môn đệ có một chút kháng cự: “họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu (Ga 20: 15). Thông thường đó là phản ứng của những người “bệnh”, vì tự nhiên có người muốn xâm nhập vào thế giới đau khổ của họ, nhưng đó cũng là lúc họ bắt đầu tỏ lộ, nếu chuyên gia chữa trị biết cách xử lý thích hợp và khéo léo. Và quả thật, trước phản ứng đó Đức Giêsu rất bình tĩnh, im lặng trong chốc lát, để họ mở miệng ra mà hỏi lại Ngài. Như thế cũng là để con bệnh có cơ hội để nhận biết kẻ muốn nói chuyện với mình là ai, có đáng tin cậy hay không. Quả thật, Chúa hiểu điều họ muốn nói nhưng Ngài vẫn để cho họ tự nói ra, vì thế Ngài muốn hỏi lại: “Chuyện gì vậy?” Và thế là một câu chuyện dài về nỗi đau của họ bắt đầu. Có nhiều chuyên gia biết đại khái vấn đề của người bệnh, nhưng họ vẫn để cho con bệnh của mình tự miệng nói ra tất cả, bác sĩ không bao giờ dùng kinh nghiệm của mình để đoán về diễn biến tâm lý và tinh thần của người gặp khó khăn.
Bởi thế, Đức Giêsu đã hết sức chú tâm lắng nghe họ nói, Ngài không hề cắt đứt, không hề xen kẽ vào câu chuyện của họ. Điều quan trọng trong công tác điều trị vết thương lòng của bệnh nhân ở đây là nếu để họ nói ra thì là lúc họ giải toả được những sức ép, những cảm giác buồn phiền bị dồn nén trong lòng. Khi họ nói chúng ta cũng cần lắng nghe như thế mới hiểu được vấn đề của họ ở đây là gì, với lại mỗi người gặp khó đều có lý do và diễn biến nhiêu khi không giống nhau.

Như thế vấn đề của 2 môn đệ ở đây, cũng có thể nói điều khiến họ đau lòng ở đây là nỗi thất vọng về vị ngôn sứ Giêsu, cũng là Thầy của họ, là một người có uy thế trước mặt người đời và trước mặt Thiên Chúa, họ đã sẵn sàng theo Người để làm môn đệ của Người nhưng các thượng tế đã kết án sử cho Người, Người đã chết được 3 ngày và hôm nay có mấy bà trong nhóm họ ra thăm mộ thì không thấy xác Người nữa.

Như thế trong khi họ nói ra câu chuyện thì Đức Giêsu thấy được vấn đề lớn của họ là hiểu sai về Đức Giêsu. Trước mắt họ Đức Giêsu chỉ là người sẽ là Đấng cứu chuộc Israel, là người lãnh đạo dân kiến tạo lại Vương Quốc Israel đã bị tàn phá. Như vậy, bước tiếp theo của Đức Giêsu là giúp họ nhìn nhận đúng vấn đề, giúp họ giải thoát được sự đau khổ và nỗi thất vọng trong lòng và giúp họ lấy lại được niềm tin và sự vui mừng về Đức Giêsu phục sinh.

Thông thường, khi người ta gặp chuyện buồn, hay nội tâm bị thương hại thì người ta khó nhận ra được sự thật của vấn đề, người ta hay có chiều hướng suy nghĩ tiêu cực, trước mắt họ điều xảy ra với mình chính là những điều tồi tệ, chống lại họ. Khi biết được vấn đề này của bệnh nhân, khi nghe biết mọi chuyện liên quan đến căn bệnh của họ, thì đây là lúc người chữa trị cần có những lời phúc đáp thích hợp, chính xác. Trước tiên Đức Giêsu phân tích cho họ về sự thật vấn đề , về hiện tượng Đức Giêsu, người mà họ cho là một ngôn sứ đã bị giết chết, và nay đã mất hết tăm tích. Các môn đệ chỉ dùng bằng con mắt của người đời hay cụ thể hơn là của người Do thái lúc đó để nhìn về Đức Giêsu, vơi họ, Đức Giêsu chỉ là một vị ngôn sự bình thường, kẻ không chỉ không hồi phục được đất nước Israel mà chỉ là người thất bại, lúc này chình là người mang lại sự thất vọng cho người đời. Rồi Đức Giêsu giúp họ thay đổi một cái nhìn, Ngài dùng lời Kinh Thánh là lời của Thiên Chúa để giúp họ thấy Đức Giêsu không phải là nhân vật như họ muốn, mà là Con Thiên Chúa, Người được sai đến để cứu muôn dân ra khỏi vòng tội lỗi, Đức Giêsu là “Người phải chịu khổ hình, rồi mới vào trong vinh quang của Thiên Chúa” (Ga 20: 26”.

Thực ra trong công tác trị liệu này, khi chúng ta cho những người bệnh những lời phân tích không có nghĩa là họ hiểu ngay được vấn đề, chúng ta không thể giải quyết ngay vấn đề cho họ được. Chúa Giêsu dạy cho chúng ta một cách thức mà sau đó khiến hai môn đệ đã nhận ra “ánh sáng”, đó là Người đưa họ trở về với cuộc sống thường nhật. Người chữa trị vết thương cho người khác cũng cần đưa ra tình huống bình thường trong cuộc sống, để họ không thất vọng về cuộc sống của họ mà cho họ thấy được nét dễ thương, ý nghĩa của những việc mà họ thường làm. Điều này cũng giúp họ thấy những việc họ làm đều có ích, bản thân họ đóng vai trò quan trọng trong những công việc thường nhật đó. Chúa Giêsu đã dùng chính nghi thức bẻ bánh, dùng chính bữa ăn để giúp các môn đệ nhận ra Người. (xem Ga 20: 30).

Sau khi đồng hành với “bệnh nhân”, sau khi nghe họ “hàn huyên”, sau khi “hồi âm”, phân tích hay lý giải vấn đề và ngay cả đã gợi ý cho họ một lối ra, người bác sĩ không phải là người quyết định một lối giải quyết. Hay nói cách khác người chữa trị không nên đưa ra những lời khuyên phải làm thế này thế kia mà cần phải để cho người ta tự quyết định: “Đức Giêsu lập tức biến mất” (Ga 20: 31) cũng đã nói lên điều này. Khi các môn đệ đã nhận ra đường ánh sáng bên kia đường hầm, khi họ nhận ra người mà họ vừa đồng hành, vừa đồng bàn chính là Thầy mình, người mà họ từng thất vọng đã Phục sinh thật rồi, sự kiện đã mang lại cho họ một niềm vui hết sức lớn lao. Họ biết ngay việc gì họ phải làm. Họ biết tâm hồn họ lúc đó đang rạo rực, hân hoan, vì thế không ai ngăn cản, họ tức tốc chạy trở lại Giêrusalem để báo tin cho anh em mình.

Phạm Yên Thịnh, SVD

20.3.08

TRÁI TIM NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐỨNG BÊN THẬP GIÁ

(Ga 19: 17-37).
Bên thập giá Mẹ lặng thầm đứng đó,
Tim nát tan bởi gươm nhọn đâm thâu.
Nhưng tâm hồn dạt dào Ơn Thiên Phước
Lòng tỏ tường kế hoạch Chúa đang thực hiện
Mẹ tri ân được Chúa chọn tham gia
Ave Maria, Mẹ là Mẹ chúng con.

Giờ mà Đức Giêsu được treo lên, giờ mà thân xác tàn dại của một vị vua được treo lên là lúc chứng kiến bao hậu quả tốt xấu, sự thật và ý nghĩa của biến cố Đức Giêsu bị treo lên bắt đầu được biểu lộ. Ai sẽ hiểu được những điều gì sắp xảy ra, ai thấu hiểu được kế hoạch mà Thiên Chúa đang thực hiện?

Dưới chân thập giá có một số người đang âm thầm khóc than, có những người đang chiêm ngắm thân tàn của mộ vị Đức Chúa, hai bên Đức Giêsu cùng bị đóng đinh có mặt hai tên trộm, quân lính sau hơn một ngày sống trong cuồng dại cũng chuẩn bị thu xếp vũ khí để rút lui, dân chúng hãy còn ít người cũng ở lại để chứng kiến một sự kiện chấn động thiên trần. Tất cả những điều xảy ra lúc này đều được một người đàn bà “chứng kiến và ghi nhớ trong lòng để suy đi nghĩ lại”.

Vâng, đứng dưới thập giá lúc này là Mẹ Maria, thánh Gioan và một số người phụ nữ khác. Trước thực trạng con mình bị đóng đinh trần trường trên thập giá, hơi thở cuối cùng sắp đến, lúc này đã có người không ngừng nói lời nhục mạ cái tên Giêsu, đứa con thân yêu của Mẹ. Họ đay nghiến với Chúa Giêsu “Nếu ông đã cứu được người khác thì hãy cứu lấy mình đi” hay “Nếu ông là vua dân Do thái, là con Thiên Chúa thì hãy xuống khỏi thập giá đi để chúng tôi tin”. Than ôi ! Mẹ đã chứng kiến trận đòn ác liệt của con, tâm thần đau xót, và trước mặt mình là tấm thân ma dại của con, như thế là đã đủ khổ nhục rồi, bây giờ lại còn phải nghe những lời thách thức, cố ý hạ nhục một đứa con thân yêu của mình. Mẹ đau khổ biết chừng nào ! Quả thực, lời của ông già Simêon đã được ứng nghiệm, lưỡi gươm nhọn đó đã bao nhiêu lần đâm tan nát trái tim Mẹ.

Nhưng sự kiện Đức Kitô trên thập giá nó mang đến nhiều thái độ khác nhau. Ít nhất lời của cụ già Simeon ngày xưa nay cũng đã ứng nghiệm “Đứa trẻ này sẽ khiến nhiều người an ủi nhưng cũng là cớ cho nhiều người cấp ngã”. Thật thế, tên trộm bị đóng đinh cùng Đức Giêsu đã nói lên điều này. Kẻ bên tả đã nhục mạ Đức Giêsu rằng: “Nếu ông là Đấng Mêsia thì tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi nữa”. Những lời thách thức này Đức Mẹ đều nghe hết, nhưng Mẹ vẫn âm thầm không một lời, Mẹ âm thầm không một tiếng than van suốt chặng đường khổ giá của con. Và để lời tiên tri được ứng nghiệm thì có kẻ bên hữu lại khiêm tốn đáp lại: “Chúng ta chịu thế này thì đích đáng, còn ông này có tội gì đâu’. Hạnh phúc thay kẻ được hồng ân như người trộm lành này. Phúc thay ai có lòng ăn năn thành thật. Vâng, chính nhờ thế mà ông đã được “Thánh Thần thúc đẩy” mà mở lòng xin cùng Chúa Giêsu: “Ông Giêsu ơi, khi nào ông đến lần thứ hai, xin đừng quên tôi, nhớ đến tôi với”
Thiên Chúa yêu thương kẻ lòng thành, Thiên Chúa ban cho kẻ thật lòng ăn năn và cậy trông vào Ngài nhiều gấp bội, ơn của Ngài ban dồi dào hơn so với mức ta xin. “Hôm nay ngươi đã được ở trên thiên đàng với Ta”.

Đức Maria mặc dầu trái tim bị đâm thâu nhưng tâm hồn Mẹ lại được tràn đầy ơn Thiên Chúa, Đức Mẹ bình tĩnh đón nhân tất cả, và từng bước từng bước khám phá những mầu nhiệm mà Thiên Chúa đang thực hiện, quan trọng nhất là Mẹ đã được Thiên Chúa mời cộng tác với chương trình này. Đức Giêsu cũng không thể quên ơn của Mẹ mình, không thể không đề cao vai trò của Mẹ mình trong việc dẫn dắt “những người tin” nên trong lúc hấp hối Ngài đã nói với Mẹ rằng: “Này Mẹ, đây là con Mẹ”, và nói với môn đệ Ngài thương mến “Này là Mẹ con” (Ga 19, 17).

Đây là một diễm phúc cho những kẻ tin vào Đức Giêsu vừa bị đóng đinh, chịu chết và rời bỏ mẹ mình và học trò của mình, Ngài mong cho mẹ mình được nơi chăm sóc cẩn trọng, mong cho mẹ mình được sống bằng yên. Nhưng về phía phần người làm con, được hưởng một đặc ân là có một người lãnh đạo tinh thần vững chắc. Món quà mà Đức Giêsu trối lại cho con mình (loài người) thật là quí giá. Chẳng phải là sau khi Đức Giêsu bị đóng đinh, chôn cất trong mồ thì các tong đồ và những kẻ tin Ngài đã tản mác khắp nơi, đây là lúc niềm tin của họ bị lung lay, đây là lúc họ sợ hãi, sợ bị liên quan với Đức Giêsu. Bởi thế, Mẹ là niềm cậy tin tốt nhất của họ. Chỉ có Mẹ mới hiểu được ngọn nguồn của biến cố này. Mẹ là trung tâm, là nơi để các con chiên lạc bị tản mác dần dần tìm về.
Trong vòng 40 ngày từ ngày Chúa Giêsu sống lại, Thánh Kinh không tường thuật Đức Kitô có hiện ra cho Đức Mẹ hay không, nhưng sự thật Đức Mẹ là nơi để các môn đệ tin cậy, nơi các Ngài củng cố niềm tin và niềm hy vọng vào Đức Kitô. Công vụ tông đồ ghi lại, trước khi đợi chờ Thánh Thần hiện xuống, các ông đã tụ tập ở Giêrusalem cùng với Đức Mẹ (Cv1:12-14). Khi Giáo Hội chưa thành hình hay sau khi Giáo Hội đã thành lập, Mẹ luôn là Mẹ của Giáo Hội, luôn đồng hành với Giáo Hội để bảo vệ cho được bình an, để đỡ nâng và để củng cố tinh thần. Được hoà nhập trong Giáo hội, mỗi người chúng ta được diễm phúc làm con của Mẹ, nhờ lời trăn trối của Đức Giêsu rằng: “Đây là Mẹ của con”. Phận làm con chúng ta cũng cần yêu mến và vâng lời Mẹ của mình, chạy đến Mẹ hằng ngày.

Phạm Yên Thịnh, SVD

11.3.08

MỘT QUYẾT ĐỊNH CAN ĐẢM

Hôm đi lễ Chúa Nhật, một người bạn đi vào ngồi bên cạnh, một lúc ghé tai hỏi mình: “Lễ xong có rảnh việc không?” Mình trả lời là rảnh. Người bạn đó mừng rỡ nói tiếp: “Tốt quá, có chuyện này muốn nói với bạn.” Nghe xong mình cũng chẳng suy nghĩ gì thêm, vì chỉ nghĩ người bạn đó hôm nay có chuyện gì vui muốn “khoe”.

Thánh lễ xong người bạn đó hớn hở chạy lại nói với mình: “Có muốn đi phố thăm một đứa học trò cũ không, cô ấy vừa mới sinh em bé cách đây 4 tháng. Nghe như vậy mình cảm thấy hơi tức cười, rảnh việc thật nhưng mình chẳng muốn đi chút nào. Lúc đó nghĩ rằng, trời nắng nóng, phảI ngồi xe gần mấy chục cây số sao chịu nổi. Với lại thăm “bà đẻ” là chuyện của chị em phụ nữ, mình có liên quan gì với cô ấy! Trong chốc lát mình cố kiếm cớ để từ chối. Khi đó phát hiện trong túi không mang tiền nên mình nói với cô bạn: “Chết rồi, tớ chẳng có đồng tiền nào cả.” Cô bạn đó trả lời ngay, không sao, mình có đủ tiền để trả tiền xe cho cậu. Chẳng còn cách nào, mình cũng miễn cưỡng đi cùng. Trên đường đi bạn mình cho biết thêm người học trò mới sinh em bé này là một “phụ nữ” đơn thân.

Sau gần hai tiếng đồng hồ chúng mình mới tới bến xe. Khi tới nơi, cô học trò cũ của bạn mình đã chờ sẵn đó, một cô gái còn rất trẻ ngồi ẵm đứa con nhỏ bé bỏng của mình. Người bạn của mình giới thiệu mình với cô học trò ấy nhưng cô ta chỉ liếc mắt thoáng qua, chẳng nói năng gì. Mình nghĩ có điều gì là lạ nơi cô ấy nhưng vì tế nhị nên mình cũng chẳng muốn hỏi gì thêm. Chúng mình đi ăn cơm trưa, rồu đi uống cà phê và nói chuyện rãi với nhau.

Sau mấy tiếng đồng hồ nói chuyện mình mới biết ra chuyện thật của cô ấy. Cô hiện là sinh viên năm thứ 2 khoa sử của trường đại PN. Hai năm đại học quen một người bạn trai cùng khoa, rồi họ là người yêu của nhau, vì không cẩn thận cuối năm học cô ấy đã mang thai. Biết vậy cả hai đã rất khoảng sợ. Bạn trai bảo cô phải phá nó ngay, nhưng cô sinh viên này không dám làm như thế, vì có lần theo mấy người bạn đi dự giờ giáo lý Công giáo, được biết “con người không được quyền phá thai, nếu làm như vậy là phạm tội nặng.” Cô sinh viên này vì thế càng hoang mang, lúc đó mới chạy đến cầu cứu với cô bạn của mình, phải làm sao bây giờ? Bạn mình một lần nữa khẳng định, theo luật của người Công giáo thì không được phá thai, lỗi của mẹ thì mẹ chịu chứ thai nhi đâu có tội gì. Cô sinh viên đã biết rằng nếu giữ thai nhi thì chuyện sẽ rất nghiêm trọng, cô sẽ phải nghỉ học, gia đình cô sẽ phải xấu hổ với mọi người; rồi nếu sinh nó ra ai sẽ nuôi nấng bây giờ? Nhưng nhờ lời khuyên của bạn mình, cô học trò đã cho là chân thành và đúng đắn, nên cô sinh viên ấy đã nhất quyết giữ lấy thai nhi. Quả là không sai, sau quyết định này, điều oái ăm đã đến với cô ta: bạn trai của cô đã trốn biệt vô tăm tích, cô đã xin tạm nghỉ học, rồi thậm chí gia đình khi biết tin liền kịch liệt phản đối và còn đuổi cô ra khỏi nhà.

Trong tình thế như vậy cô bạn của mình đành phải bỏ tiền thuê phòng trọ cho học trò của mình đồng thời lui tới chăm sóc cho thai phụ. Ngày người mẹ tội nghiệp này chuyển dạ, cô bạn của mình đã liên lạc được với gia đình cô bé. Bố của cô mặc dầu thương con nhưng vì còn giận dữ nên vẫn không tới bệnh viện, cũng may ông ấy đã cho đứa con trai của mình đến lo cho chị nó. Sinh con xong cô sinh viên này vẫn chưa được về nhà, mãi đến 2 tuần sau nhờ công tác ngoại giao của cô bạn của mình cô bé ấy mới được bố cô chấp nhận.

Ngày Chúa nhật hôm ấy đối với mình tự nhiên biến thành thật thú vị. Sau khi nghe toàn bộ câu chuyện mình chẳng còn cảm thấy bị phản não gì nữa, cũng chẳng còn nghĩ rằng cô bạn của mình quá phiền hà. Chỉ muốn nhấn mạnh một điều, cô sinh viên này thật là can đảm, đáng thương, đáng khâm phục. Đặc biệt cô ta chẳng phải là người Công giáo nhưng đã hành động “rất công giáo”.

Có thể qua câu chuyện này bạn sẽ có rất nhiều suy nghĩ ở mọi khía cạnh khác nhau. Riêng mình muốn viết lại mấy dòng này, là để bạn biết về một câu chuyện có thật, đồng thời xin bạn tiếp tục cầu nguyện cho cô ấy có thêm nhiều nghị lực để vượt qua vô vàn khó khăn phía trước. Cũng không quên cầu nguyện cho các bạn trẻ nam nữ cần cẩn thận, đừng để vì một giây phút yếu đuối mà sinh ra những hậu quả khó lường.
Trọng Quang

8.3.08

婚禮彌撒

婚禮彌撒(參考題材)

課程教授:潘家駿神父
報告學生:范重光修士


· 地點:聖堂
· 對象:教友與教外人(女方是教友,男方則非教友)
· 時間:常年期

A. 彌撒前準備
1. 佈置祭台:紅色祭台布,祭台右邊排一個復活蠟(柱台),復活蠟前面又放一張小桌子,桌上準備三個小蠟燭:中間的較高(也可再加一些花);這蠟燭叫「合一蠟燭」
2. 一張小桌用放『結婚證書』、聖水、小盤子(用放戒指)
3. 教堂位直安排(圖一)

B. 婚禮彌撒
彌撒開始之前司儀先介紹:
U 教會一向重視婚姻及家庭生活,且視婚姻為真正的「天作之合」。聖經開始就說:「天主造了一男一女,降福他們說:你們要生育繁殖,充滿大地、治理大地」(創世記一28);妻子是男人的助手,彼此應互助互愛,結為一體,執行傳生人類的生命。由此可知,合兩性之好的婚姻源自天主,是他給人的祝福。
U 教會遵照基督的教導,視婚姻為神聖的事,稱婚姻為「聖事」,天主藉教會的服務聖化夫婦的婚姻,幫助他們在愛中奉獻自己,創造新的生命,建立安定與和諧的家庭。
U 夫婦的結合既是一種密切的契約的關係──憑男女雙方不能反悔的同意而成立。
U 今天透過此彌撒我們祈求天主祝福他們,賜給他們恩寵使得他們夫妻能信守誓諾,終身忠實,並以相互間的信實與真愛表徵出耶穌基督與教會密切結合的奧蹟。
(請起立)

進 堂 式

1. 歡迎禮 :
· 在預定時間,信友在聖堂內等候,並為新人祈禱。
· 新郎新娘到達後,男左女右並立於聖堂門口。主祭身穿祭服,與輔祭人員,由更衣室列隊到聖堂門口,歡迎他們,表示教會也分享他們的喜樂。
· 進堂次序:輔祭人員在前(一位輔祭捧著復活蠟,),然後主祭、新郎、新娘、雙方家長及證人。
· 列隊進堂時,開始結婚進行曲。
· 遊行到祭台前已準備好的蠟燭台,捧蠟燭的輔祭把蠟燭放上。主祭與輔祭先到座位
· 輔祭、神父、新人、證人到達座位時(維持肅立),雙方家長一人代表到祭台前從復活蠟燭取火點兩邊兩根小蠟燭(中間一根保留給新郎新娘合意禮後一起點)

2. 進堂詠:唱「進堂曲」(「婚禮彌撒」第3頁)
3. 致候詞(參天主教中國主教團禮儀委員會編印,【婚姻禮典】p. 8)
4. 懺悔詞(第二式【婚姻禮典】, p.9 )
5. 集禮經(【婚姻禮典】, p.10)

聖道禮儀 (請坐下)
6. 讀經一:恭讀得訓篇(26:1-4,16-21)(【婚姻禮典】, p. 57)
為了讓新人更深地理解與感受這個婚禮,我們安排新娘唸讀經一(因她已經是教友)
7. 答唱詠(詠144:8-18):新娘領唱(【婚姻禮典】, p. 67)
8. 讀經二:恭讀聖保錄宗徒至格林多人前書(12:31-13:8)(【婚姻禮典】, p. 60)
(因男方不是教友所以可請他的一位朋友或親人教友唸讀經二)
9. 福音前歡呼(【婚姻禮典】, p.4)
10. 福 音 (請起立)
主禮:恭讀聖瑪竇福音(19:3-6)11. 講道

結婚典禮
司儀: 在「結婚儀式」中,主要部份是:
· 男女雙方互相表達同意,彼此交付與接受而結為夫婦
· 神父──證婚人認可並祝福二人的婚約,對他們說:「這是天作之合願辭愛的天主降福你們白首偕老。」
· 交換信物(戒指),向對方表示忠貞與愛情,終身不渝。
12. 徵詢禮
13. 同意禮
(為了使團體可充分地參與,並清楚看到新人的婚姻「同意禮」,我們特別安排位置如下)(圖二)

*合意禮經文用第一式: (【婚姻禮典】, p.46-47)
14. 交換信物 (【婚姻禮典】, p.47-48)
15. 揭開面紗
(新郎給新娘揭面紗,新郎、新娘相對一鞠躬,可互相擁抱)
16. 點『合一蠟燭』(團體唱:「我最愛的你」)
(夫妻到祭台前點『合一蠟燭』:輔祭給他們兩人兩根小蠟燭,夫妻從兩根由父母雙方在彌撒開始前以點好的蠟燭取火,然後一起點在中間的最後一根『合一蠟燭』,這表示兩人現在已成為一體,本來他們屬於兩個家庭現在因願意接受彼此,天主已祝福他們的合意使他們成為新家、永遠相愛直到白首偕老)
司儀:請團體鼓掌恭喜新人
17. 信友禱詞(【婚姻禮典】, p.49-50)

聖祭禮儀司儀:(耶穌在最後晚餐時,顯示出祂對門徒不捨的愛,也表達祂對上主順服的愛,更展現了祂對人類犧牲的愛,為紀念耶穌奉獻的愛,我們舉行祂最後晚餐禮,同時把我們在日常生活中為愛所做的犧牲,一併放入這聖神的晚餐禮中。)18. 奉獻禮(奉獻)
(雙方父母奉獻花果表示他們對天主奉獻子女;新郎新娘奉獻餅酒表示奉獻自己成為祭品)

19. 獻禮經(【婚姻禮典】, p. 22)
20. 頌謝詞(【婚姻禮典】, p. 22)
21. 感恩經(【婚姻禮典】, p. 23-26)

領聖體禮
22. 天主經23. 為新郎新娘祝禱詞
主禮:現在我們為新郎新娘祈禱:(【婚姻禮典】, p.49-50 )(主禮與全體互相鞠躬;然後會眾可分兩邊相互鞠躬,彼此握手祝福。)
24. 領主詠(【婚禮彌撒用曲】,p.5)
24. 領聖體(團體唱「愛的真諦」)
(神父給新娘送聖體聖血,祝福新郎;教友恭領聖體,親友來賓若願意請向前接受神父的祝福)
25. 領聖體後經(【婚姻禮典】, p. 29 )
26. 致詞
(新郎向聚會團體致謝。他透過致謝也可簡單地提到一些重要的人物和賓客:雙方父母、見證人、證婚神父等,特別可分享他們對此婚禮以及他們的婚姻生活心得)

禮 成 式27. 降福禮
司儀:祝福新夫婦,主禮及全體參禮者為他們祝禱祈福,使他們在天主的助祐下,一生善度夫妻生活。
降福禮經文:(【婚姻禮典】, p. 50-51)
28. 用印禮
29. 拜謝禮(【婚姻禮典】, p. 51 )
司儀: (1)新郎新娘拜天主(2)新郎新娘謝證婚神父 (3)新郎新娘謝雙方家長 (4)新郎新娘謝來賓
30. 禮成曲(聖詠團領唱『新婚快樂』)

謝謝大家的祝福!歡迎參加茶會,分享我們的喜樂!
(切蛋糕:全體參與)

參考資料

1. 【婚姻禮典】,天主教主教團禮儀委員會編印
2. 【婚禮彌撒】,天主教主教團禮儀委員會編印
3. 【講義】,潘家駿神父
4. 【婚姻禮典】(越南版)
5. 【大公會議憲章】,梵二
6. 網路

司鐸,你是誰?

司鐸,你是誰?
范重光修士
每當朋友問我為什麼要當神父,我都會盡量跟他們分想我聖召的故事,說的多但我不會覺得無聊且每次都會讓我覺得這是個好機會使我能夠看到天主對我的招叫而感謝祂;這次上服務聖事讓我更深一點的思考「神父」這個名稱或這個聖召到底有何意義、同時要明白神父本身該怎麼樣活出他的聖召生活、他該做那些工作為了服務天主的子民才有效果? 在未來的一年之久我也打算申請領受聖職聖事,所以更須要理解這個職務。
換言之,「司鐸,你是誰?」這個題題變成我在問自己的。因此,透過閱讀幾份資料我也提出幾個重點做為報告的內容,接著在每部份我又要加上自己對自己的聖召作一些簡單的反省。

1. 司鐸是一個選自人間的人:
聖經裡面陳述了很多天主對先知的揀選為了帶領天主之民,「天主常常從特殊的人群與教會境遇中召選司鐸,他們無可避免的受該境遇影響,而又被委派回到那種境遇中,為基督福音服務」[1]
這點讓我想到,從小在我的村莊裡有那麼多小朋友跟我一起長大,我們曾經想過長大後要當老師、醫生或律師等,因為在我們鄉下的地方沒有老師或有人生病也找不到醫生。我更是如此,想做一個老師可以幫忙鄉下的小孩因他們很窮沒辦法到學校上課,沒有想到現在天主以經招叫了我作他的門徒,將成為一位司鐸教導人們信從福音。

2. 司鐸是被天主傅油者:
司鐸透過主教的手被聖神傅油,如同耶穌基督在路加福音也提到:「… 上主的神臨在我身上,因為祂給我傅了油,派遣我向貧窮人傳喜訊,向俘虜宣告釋放,向盲者宣告復明,使受壓迫者獲得自由,宣布天主恩慈之年」(路四 18-19)[2]
我本身是鄉下的人,小時後身體非常脆弱常常生病,我也不會講話、應該說鄉下人口音很重、講話人家聽不懂,因此我常做什麼都怕錯、講什麼都覺得會被人嘲笑。而且,「神父」是一個偉大的人,做神父要很聰明、靈活,我什麼都沒有,但真的天主有祂的方法,祂已揀選了我,祂將會給我傅油、我將會變成祂的門徒,繼續分享祂的使命。那些以前我沒有的現在祂慢慢地給,我也相信在我領授聖職聖事那一天以及未來做神父的服務工作祂會一直給我足夠的恩寵,使我更認真的完成祂要給我的使命。

3. 司鐸,為「新福傳」服務者:
新福傳是全教會的職責,如同『救主使命』裡面說的:「救世主基督的使命已託付給教會,但這項使命的完成至今仍是遙遙無期。基督降生後第二個千年行將結束,對人類的通盤觀察,顯示這個使命仍只是在開始的階段,我們必須全心致力為這使命服務。而教會的牧者們知道基督設立他們,並非使他們單獨承擔教會的全部救世使命,但他們實際承擔了不可缺的福傳職分。」[3]
教會已經開始了兩千多年,今日福音也傳到各各地方,但多少人還沒有機會聽到福音的好消息。我們選擇做一位神父是為了分享耶穌基督的使命或說要答覆耶穌對世界人的邀請:「你們要往普世天下宣傳福音、叫人回改、信從福音」。其實當我考慮要當神父的時候我沒有想到這麼多或這麼的深,而我的動機很簡單,就是:「我要犧牲自己、不選擇過結婚生活,為了有更多時間去幫助別人」,但是現在在修會生活過了幾年了讓我更深的了解我當初的動機有多麼深的意義,而且不管現在我要做任何服務的工作都是為了傳揚福音,都是為了讓別人知道這個喜訊──天主愛世人,要每個人都被得救。若我是神父,我願意所以希望我會做得更多。

4. 司鐸,聖言的教師:
「司鐸們身為主教的合作者,基首要任務就是向萬民宣講天主的福音,從而組成與增長天主的子民。因為宣講福音並非是單純訊息的知識傳遞,而是天主的德能,使一切有信的人獲得救恩」[4]
如同以上所說的,宣講福音在司鐸的身上是一個非常重要的,在很多場合及聚會當中司鐸會扮演一個很重要的角色,在台灣更是如此,不管在那個團體、會當中信友一定會請神父至詞或最少講幾句說。我有時候會擔心如果將輪到我被邀請,不曉得我會怎麼辦,我想也許這個時後如果我能用聖言的精神來與大家說話,相信效果會更好,而且能避免用我自己的想法來說。
司鐸是聖言的導師可以通過很多機會來教導,特別是在彌撒當中,我常常會聽到不少教友抱怨說:某某神父講道理沒有道理、講道理很無聊、神父都講自己的道理、從頭到尾都在天空飄來飄去、一點生活化都沒有,等等。聽到這些話語令我覺得有一點害怕,因為我並不是一個會說話的人。另一方面我也覺得在彌撒當中神父講道理的部份真的非常重要,一個好的道理會影響整個彌撒的氣氛,而且會影響很多人的生活,所以我要努力學習研讀聖經、認真地默想準備,並依靠聖神的靈感去教導別人。這可說是一個每個司鐸該有的態度吧!

5. 司鐸,聖事的施行者:
司鐸是被揀選來為完成教會的服務,而高蜂的教會工能,在本質上來說,就是禮儀的工能。天主教的道理特別提到說:
「感恩(聖體)聖事是與天主生命相通、與天主子民共融合一的有效標記及最卓越的源頭,教會是藉此而存在的。感恩(聖體)聖事既是天主在基督內聖化世界的高峰,也是人在聖神內敬拜基督,並藉著基督敬拜天父的高峰」。
「藉著感恩慶典(彌撒),我們已與天上的禮儀相融合,且預嘗永生,在那時,天主將是萬物之中的萬有」[5]
如同以前梅瑟帶領天主的自民出埃及,在荒野中帶領他們向天主朝拜,或如同主耶穌在最後晚餐帶領祂的門徒對天主父做禮儀奉獻(在那個奉獻禮祂用自己的血肉做為獻禮),司鐸今日也被邀請帶領信友們到天主面前做祭獻。每當團體集合,當中司鐸變成非常重要的一個人、因為他被揀選出來做耶穌的代表,領導信友們與耶穌基督結合舉行此聖祭。所以施行聖事之前司鐸更須要多祈禱、好好地準備自己;在舉行的時候我們也要知道我們只是耶穌的代表要謙虛的使聖神在我們身上發揮功能。聖事是基督建立的,因此都是神聖的,怎麼施行讓領受聖事者能得到更多的恩寵,我想這是對司鐸們最大的挑戰。

6. 司鐸,與天主及教會和好的職務:
除非司鐸真正地體驗到此時此刻有些值得慶祝的事情,否則他無法成為一位真正慶祝的人。他不可能慶祝聖誕節,要是此時此地沒有體驗到新生,他不可能慶祝復活節,要不是此時此地沒有有形可見的新生命。
凡渴望引導人去慶祝生命的人,必然是一個祈禱,並與天主和好的人。只有與天主有著親密關係的人,才能帶領人們去慶祝生命。因為每一個與他接觸的人,才會覺察到他力量的來源。所以,為一個慶祝的人說,和好聖事是司鐸職務生命的保障。同時,其「個人作為懺悔者而依賴和好聖事,是成為這聖事慷慨的服務員不可缺的條件。」因為只有和好的牧者才知道如何教導人和好。[6]
今日的社會人人都往經濟方面尋找,人人都想辦法賺錢,錢賺得越多越要享受生活,越享受人們越忘記天主。多少人現在放棄了信仰、覺得我的生活跟教會團體無關,我平常都好好地做事情,所以覺得我跟天主的關係沒有任何問題、祂也不必管我,我何必對不起天主、我何必跟教會和好,和好聖事因此越來越越被輕視了。
將來做司鐸工作的我如何面對這個問題呢?難道人沒有罪了嗎?難道人只要靠自己而生活就行了嗎?事實上,人越自自尊越變成自私,越自私越變成有問題:關避自己、遠離世界、離開天主等孤獨問題,所以更須要我們的關心、幫助。若我是一個很好的司鐸,生活都與天主結合在一起、願意服從福音的精神、願意與天主和好等,這樣我才能帶領人們與天主及與教會和好。

7. 司鐸,聖神的合作者:
在我生命當中有機會聽了很多神父分享他們聖召的故事,我發現每位神父在他們的原生家庭都非常簡單,每個被天主召叫的時後都會很擔心,或許有一些害怕,不明白天主要他們做什麼,若進入了修會做了神父他們能為了天主、為了別人做何事。我也不例外。但每個能勇敢接受天主邀請的神父都非常相信天主、完全服從天主聖神的帶領,還有一個重點他們都很愛幕聖母瑪利亞,如同,「我要給你們牧者」,教宗若望保祿二世說:「聖母媽媽是最親近司鐸的人,司鐸從聖母的完全順命,因此她成為聖神的合作者。聖母以她的一生完成了她完全的奉獻。」[7] 我各人也非常感謝聖母媽媽,因為在我聖召的旅程中聖母總是陪伴著我,在我很小的時候我父母常教我念玫瑰經求聖母幫助、保護我的聖召,所以到現在我還是一樣,天天用玫瑰經祈禱,因此雖然修道生活有時會遇到暴風,特別害怕以後當神父,會有很多困難,但是我相信聖母會帶領我、教導我怎麼會跟聖神合作好能答覆天主對我的招叫。聖母瑪利亞,請幫助我跟我學習向天主說:「我是主的僕人,願在我身上完成你的計畫」。主,我在這裡,請派遣我!
[1] 教宗若望保祿二世,「我要給你們牧者」勸諭,第五號
[2] 同上,第11號
[3] 潘家駿神父對『基督降生第三個千年的司鐸』的反省,講議第六章,第66頁
[4] 同上,第66頁
[5] 天主教教理第1325至第1326號。
[6] 潘家駿神父對『基督降生第三個千年的司鐸』的反省,講議第六章,第72頁。
[7] 同上。

Sứ Vụ Truyền Giáo: Lời Cam Kết Của Thành Viên Phong Trào Cursillo

  Sứ Vụ Truyền Giáo: Lời Cam Kết Của Thành Viên Phong Trào Cu rsillo   1.       Dẫn nhập Buổi chiều ngày cuối cùng khóa “khóa ba ngà...