Gần đây trên các phương tiện
thông tin hay trong các cuộc nói chuyện của người Việt Nam xuất hiện một ngôn từ
rất mới và nghe rất có “mốt”, đó là “Đi bão”. Theo định nghĩa của Wikipedia bản
tiếng Việt, thì ““đi bão” hay “bão đêm” là từ
chỉ một hiện tượng, một phong trào trình diễn xe và đua xe hàng ngang về đêm
trên các tuyến phố hay các địa điểm du lịch của thế hệ
trẻ Việt
Nam, đặc biệt là thế hệ 9X. Bão đêm thường tập
trung ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh những sự kiện lớn xảy ra trong nước, hay những ngày lễ lớn
của thế giới”.
Còn trong Wikipedia
bản tiếng Anh thì vỏn vẹn được viết bởi một câu định nghĩ: “đi bão, a slang means to go to celebrate on the streets with motorbikes racing around the city.” Tạm dịch: đi bão là một tiếng lóng dùng để
diễn tả đoàn người chạy xe máy ra phố mừng chiến thắng.
ĂN MỪNG
Nói đến ăn mừng, nhất là ăn mừng các trận
thắng của đội tuyển Việt Nam gần đây chẳng hạ, là một việc làm hết sức xứng
đáng. Người Việt Nam thích thể thao, nhất là môn bóng đá. Vì thế có người nói rằng
“ăn thể thao, chơi thể thao và uống cũng thể thao.” Khắp mọi nơn trên nước Việt,
từ thành thị đến nông thôn đi đâu cũng có sân bóng đá, hơn nữa không chỉ có nam
giới đá bóng mà nữ giới cũng rất say mê trái bóng. Vì thế khi thấy các cầu thủ
Việt Nam, dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viện người Hàn Quốc Park Hang-seo thắng
nhiều trận để vào chung kết thì chúng ta ăn mừng để chúc mừng họ.
Người Việt chúng ta say mê bóng đá, vì thấy
bóng đá là môn thể thao vua. Và người Việt chúng ta thấy hụt hẫng về những giải
đấu trong nước, vì thi đấu ở các giải này cầu thủ chỉ chơi bóng vì ý của ông
trùm câu lạc bộ, họ bảo chơi sao thì chơi vậy, thậm chí có nhiều gian lận trong
đó. Còn khi thi đấu ở các giải quốc tế thì khán giả thấy được tính đẹp mắt của
bóng đá, lòng khao khát thể hiện chính mình của các cầu thủ. Người Việt thấy được
chính mình trên từng các cầu thủ, khi họ muốn vượt qua ranh giới quốc gia và vươn
mình ra thế giới bên ngoài. Nên khi chiến thắng họ rất vui mừng, gào thét và chạy
như điên cuồng. Vì thế mới có đặc điểm thứ hai: Chạy ra đường.
RA ĐƯỜNG
Chạy ra đường là để chung vui với mọi người.
Vì niềm vui này là niềm vui chung của cả một cộng đồng. Trên thế giới, khi đội
bóng của một quốc gia hoặc một câu lạc bộ nào chiến thắng thì người hâm mộ cũng
đổ ra đường ăn mừng chiến thắng của các cầu thủ vậy.
Một điều khác biệt ở đây là ở các nước khác
việc ăn mừng này rất có tổ chức. Thông thường họ tập trung đến các sân vận động,
quảng trường, hay các nơi công cộng, nhưng nơi nào cũng có ban tổ chức, có cảnh
sát giữ trật tự. Còn riêng ở Việt Nam ta thì người hâm mộ đổ ra đường, vô tổ chức,
đi về lối nào cũng chẳng ai biết. Thêm vào đó, chính quyền cũng không bố trí đủ
cảnh sát để bảo đảm trật tự, thế nên “bão” cứ thế mà hoành hành, đoàn người đi
bão cứ thế mà la hét, lột áo cởi đồ trên đường phố, thậm chí các cô gái trẻ để
ngực trần, leo lên yên xe nhảy nhót, còn các chú thanh niên cứ thế mà “hôi của”.
Thật đáng tiếc, việc ăn mừng chiến thắng lại
trở thành một việc làm vô văn hóa, thậm chí có tính trụy lạc. Không chỉ thế, đi
bão hình như phải có điều kiện. Theo từ điển Wikipedia tiếng Việt, “điều kiện tối
thiểu để tham gia bão đêm là cần có một chiếc xe máy hoặc mô tô, xe ga có dung tích từ 110cc trở lên.
Tùy độ chơi hay hoàn cảnh mà các quái xế có thể chọn cho mình những chiếc xe
khác nhau.”
ĐUA XE
Đọc đến đây có là nhiều người sẽ nói rằng
làm gì có chuyện đó, tôi cũng đi bão nhưng đâu có ai đòi hỏi điều kiện gì đâu,
cũng đâu thấy ai lột quần hay cởi áo chạy dọc đường đâu. Thực ra, khi đi bão
chúng ta thấy vui nên không cảm thấy nguy hiểm, nhưng khi lên internet xem những
đoạn video về các “cơn bão” thì chúng ta phải công nhận nó thật sự nguy hiểm,
vì đa số người đi bão không đội mũ bảo hiểm, chạy xe máy với tốc độ rất kinh
hoàng. Hơn nữa, sau những “cơn bão” như thế này, qua nhiều thông tin chúng ta
cũng biết có hàng chục người chết vì tai nạn do “bão đêm” gây nên. Bình thường
ra đường không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt, còn đi bão thì xem như “hợp pháp.”,
thậm chí xe máy chở ba chở bốn cũng không sao.
Nói chung, ăn mừng là một việc làm rất cần
thiết để cám ơn sự cống hiến của các cầu thủ và chúc mừng vi họ đã chiến thắng.
Nhưng chúng ta lựa chọn những cách ăn mừng vừa có văn hóa vừa ăn toàn cho tính
mạng của mình và của người khác. Còn nếu ăn mừng bằng các đi bão, chạy xe ra đường
không đội thâm chí gây mất trật tự công cộng, gây
ùn tắc giao thông, gây tai nạn chết người, thậm chí cổ súy cho phong trào đua
xe thì không nên chút nào.
Nghệ sĩ Chiều Xuân được khen khi mặc áo dài ra phố mừng
chiến thắng của đội tuyển Việt Nam vào đêm 6/12/2018
Nghệ
sĩ Chiều Xuân viết trên facebook khi được bạn bè khen
(Hình sưu tập)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét