BỮA TIỆC CỦA NHỮNG CHIA
LY
The Last Supper, tiếng Việt dịch là “Bữa tiệc ly”, hay tiếng Hoa được dịch sát nghĩa,
với nội dung rất gần gũi, đó
là “Bữa ăn tối cuối cùng”. Vâng, tiệc ly hay bữa tối cuối cùng khi
đây đều muốn diễn tả sau bữa cơm sẽ có một cuộc chia ly. Bữa tiệc này được diễn ra trong bối cảnh người
Do Thái tổ chức lễ vượt qua, nhớ lại sự kiện dân Israel ngày xưa được Thiên Chúa giải thoát khỏi ách thống trị của Ai cập.
Kinh Thánh kể rằng đêm trước khi Thiên Chúa dẫn đưa dân Do Thái rời khỏi Ai Cập, Ngài đã sai thiên thần đến từng gia đình Israel bảo họ
làm thịt một con chiên, thịt thì chia nhau để ăn và lấy máu bôi trên cửa nhà, để khi thiên thần đi qua, nếu có nhà nào có vệt máu, thiên thần sẽ bỏ qua,
còn nếu không thấy vệt máu sẽ đi vào và giết chết con trai đầu lòng trong nhà đó. Chính nhờ như thế con cái của Israel không ai phải chết, nhưng những người bị giết chỉ là con cái người nhà Ai cập.
Buổi tiệc ly hôm nay Đức
Giêsu dùng
bữa với các môn đệ còn mang một ý nghĩa hết sức cao quý, là một bữa tiệc báo hiệu một cuộc chia ly giữa Đức Kitô và các môn đệ, một cuộc chia ly để Đức Giêsu đi vào cuộc khổ nạn
đau thương, hy sinh trên thánh giá, chịu mai táng trong mồ và sau đó được phục
sinh. Chiên hiến tế của lễ vượt qua hôm nay không còn là những con chiên thông thường nữa nhưng chính là Đức Kitô, Ngài sẽ là con
chiên được sát tế, để khi ai ăn thịt và uống máu Ngài thì sẽ không bao giờ chết.
Chúa Giêsu biết ngày giờ
của Ngài đã đến, ngày giờ mà sự căng thẳng giữa người giao truyền
“chân lý” và những kẻ chối từ chân lý lên đến tột đỉnh. Đức Kitô biết ngày giờ
mà Ngài phải được treo lên đang đến rất gần, để minh chứng cho tình yêu Thiên Chúa đã hứa với loài người, để
những ai nhìn lên Con Chiên, tin tưởng vào Người thì sẽ được sự sống đời.
Cũng trong cuộc chia ly này,
Chúa
Giêsu đã nói với những kẻ đi theo người những điều mà họ không ngờ tới. Đặc
biệt trong giờ phút linh thiêng này, Ngài dặn dò họ: “Các con hãy yêu thương nhau như chính Thầy đã yêu thương các con” (Ga 13, 34)... “Các con hãy rửa chân cho nhau, như chính Thầy đã
rửa chân cho các con” (Ga 13, 14).
Cũng trong bữa tiệc ly này chúng ta sẽ
thấy được ai là môn đệ đích thật,
ai kẻ phản bội Chúa. Đức Giêsu nói với
Phêrô: “Nội trong đêm nay con sẽ chối Thầy ba lần trước
khi gà gáy”
(Ga 13, 38). Rồi cũng cảnh cáo Giuđa
như có lần Ngài đã từng cảnh cáo: “Chính anh đó (là kẻ nạp Thầy)” (Ga 13, 21). Hãy
nhìn xem, cả hai ông Phêrô và Giuđa đều phản lại Thầy, nhưng họ có hai cách phản ứng khác nhau, một kẻ vì thất vọng mà tìm cách treo cổ để kết thúc cuộc đời mình, còn người kia thì hối hận, khóc lóc xin Chúa thứ tha để làm lại cuộc đời.
Cuộc chia ly hôm nay rồi
sẽ làm cho nhiều người phải phân tán, khi chủ chiên bị đánh tan tành thì là lúc
đàn chiên bị tản mác, kẻ đông người tây lo chạy để thoát thân, thậm chí khi bị
phát giác là môn đệ của Chúa Giêsu thì họ từ chối như mưa.
Đức Giêsu cùng với các
môn đệ dùng bữa tiệc này đúng là một bữa tiệc rất
khác thường, không giống như những gia đình Do thái khác. Không giống như những năm trước, ai nấy vui mừng
ăn uống vừa để cảm tạ Thiên Chúa vừa hân hoan nhắc lại việc Chúa cho thoát khỏi
ách chế độ tù đày. Bữa tiệc hôm nay là bữa tiệc cuối cùng của Chúa Giêsu và các môn đệ, nhưng không có nghĩa là từ nay những kẻ theo
Ngài sẽ không được dùng tiệc vui này nữa mà sẽ được dùng bữa tiệc cao quý hơn, ý nghĩa hơn. Bữa tiệc mà chính
hôm nay đây Ngài đã thiết lập. Trong bữa tiệc đó Ngài nói với các môn đệ: “Đây là mình Ta, các con hãy cầm lấy mà ăn, mà
phân phát cho nhau... Đây là máu Ta, các con
cũng hãy nhận lấy mà uống” (Mc 11, 22-24).
Thật vậy, từ nay những ai dự bàn tiệc này không còn phải uống thứ rượu nho nữa mà là uống chính máu ăn thịt Con Chiên đã được sát tế, đó chính là
Chúa Giêsu. Bữa tiệc này được thành lập nhằm mục đích cho những kẻ tin
vào Con Chiên được đón nhận cách dồi dào, đây cũng là
món quà mà chính Thiên Chúa đã dành cho Giáo hội chúng ta.
Mỗi khi Giáo hội cử hành
Bí
Tích Thánh Thể, là lúc tái
hiện sự sát tế con chiên thật sự, chiên được sát tế cũng chính là Đức Kitô. Hết thảy những ai tham dự đều được thông phần vào
cuộc dâng hiến của Đức Ki-tô, là
dấu chỉ của sự liên đới mật thiết với Thiên Chúa, nhờ vậy họ được dẫn đến bàn tiệc Nước Trời. Đây là mầu nhiệm đức tin, xin cho mọi người chúng ta luôn có một
đức tin vững vàng và lòng mến yêu tha thiết để cùng với anh chị em mình tham dự
Bí Tích Thánh Thể thật sốt sắng và xứng đáng lãnh nhận ơn lành của Thiên Chúa.
Linh mục Antôn Phạm Trọng Quang, SVD
Bài đăng trên Vietcatholic
http://www.vietcatholic.net/News/Html/267250.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét